Kiểm soát đường huyết chu phẫu
Kiểm soát đường huyết chu phẫu
- Giới thiệu
- Thực tế bệnh nhân nội và ngoại khoa với tăng đường máu đều tăng nguy cơ về một kết cục xấu
- Kiểm soát đường huyết kém trước phẫu thuật , được chỉ ra bởi tăng cao nồng độ HbA1C và dẫn đên tăng nguy cơ của nhiễm trùng phẫu thuật
- Có một vài đề nghị, đặc biệt ở bệnh nhân trải qua phẫu thuật tim mạch, điều trị nội khoa tích cực làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và tử vong
- Đường máu là một chất chỉ điểm cho kết quả xấu xảy ra liên quan không rõ ràng, việc điều trị tích cực thực sự cải thiện kết quả là không rõ ràng.kết quả thử nhiệm cho thấy sự trộn lẫn :
- Ở quần thể bệnh nhân phẫu thuật cần chăm sóc đặc biệt ,giảm tử vong ấn tượng đã được chứng minh ở một nhiên cứu đơn lẻ, kết quả thử nghiệm này đã thúc đẩy việc sử dụng phác đồ insulin tích cực ở đợn vị chăm sóc tích cực ngoại khoa
- Tuy nhiên một thử nghiệm đa trung tâm lớngần đây ở cả bệnh nhân ở trung tâm chăm sóc tích cực nội khoa và ngoại khoa đã không thể cho thấy cải thiện ở kết quả và thực sự thấy một tăng nhẹ nguy cơ với bệnh nhân điều trị tích cực của tăng đường máu
- Bệnh tiểu đường tăng nguy cơ cho bệnh tim mạch , phân tầng nguy cơ thích hợp cho biến chứng tim mạch của phẫu thuật là quan trọng để đánh giá bệnh nhân trược phẫu thuật
II.Phân loại
- Xác đinh căn nguyên của tăng đường máu có tầm quan trọng cho việc chăm sóc bệnh nhân sau đó
- Tăng đường máu do stress có thể xảy ra ở quanh phẫu thuật bởi vì sự đáp ứng của cơ thể với phẫu thuật liên quan với giải phóng hormones và cytokine làm cản trở chuyển hóa glucozo, bệnh nhân cần kiểm soát đường huyết đầy đủ trong giai đọan phẫu thuật nhưng không cần điều trị sau đó
- Đái tháo đường type II nổi tiếng là bị bỏ sót, và tăng đường huyết sau phẫu thuật có thể là chỉ điểm đầu tiên của sự hiện diện đái tháo đường type II
- Sự thiết yếu phải phân biệt ĐTĐ type I và ĐTĐ type II
- Đái tháo đường type I sẽ cần thiết một sự hỗ trợ insulin liên tục bất kể nồng độ đường và thức ăn
- Nhu cầu insulin nếu cần của đái tháo đường type II quanh giai đoạn phẫu thuật sẽ khác nhau
III.Chẩn đoán
- Nồng độ HbA1C nên được xét nghiệm
- Nó có thể hỗ trợ phân biệt tăng đường huyết trong giai đoạn phẫu thuật ở những bệnh nhân chưa được chuẩn đoán tiểu đường
- Hiểu biết về kiểm soát đườnghuyết gần đây ở bệnh nhân tiểu đường và xác định liệu pháp điêu trị cần thiết
- Đánh giá chức năng thận luôn được khuyến cáo vì sự phổ biến của bệnh thận trên bệnh nhân tiểu đường
- Phân tầng nguy cơ tim mạch có thể cần thiết cùng với đánh giá khác
IV.Điều trị
- Chọn lựa phẫu thuật ở bệnh nhân với bệnh tiểu đường chưa được kiểm soát tốt nhất được lên lịch sau khi kiểm soát đường huyết đã hoàn thành
- Nếu có thể , việc phẫu thuật nên được thực hiện và buổi sáng sớm để giảm thiểu việc kéo dài bệnh nhân đói
- Theo dõi thường xuyên nồng độ glucozo máu là cần thiết ở tất cả các tình huống
1.Đái tháo đường type I
- Insulin nền là cần thiết tại tất cả thời gian
- Vào buổi tối trước phẫu thuật, insulin nền theo lịch nên được tiếp tục, nếu được tiêm vào buổi sáng, nó vẫn còn được khuyến cáo cho sử dụng insulin nền theo lịch mà không cần điều chỉnh liều , tuy nhiên ở bệnh nhân kiểm soát đường huyết quá chặt chẽ, có thể tăng nguy cơ cho hạ đường máu và sẽ cần theo dõi chặt chẽ,tăng liều cuối của insulin nền trước phẫu thuật có thể được cân nhắc ở trong một vài trường hợp
- Truyền đường ( vd : glucozo 5% )có thể được thêm vào trong lúc phẫu thuật để tránh hạ đường máu trong khi bệnh nhân nhân nhin đói và cho đến khi bệnh nhân ăn được sau phẫu thuật
- Với phẫu thuật phức tạp và phẫu thuật cần thiết phải kéo dài thời gian nhịn ăn, truyền insulin liên tục sẽ cần thiết
- Cẩn trọng với việc sử dụng insulin tiêm dưới da trong quá trình phẫu thuật và đơn vị chăm sóc đặc biệt vì thay đổi tưới máu mô có thể thay đổi sự hấp thụ
2.Đái tháo đường type II
- Điều trị đái tháo đường type II khác biệt theo sự cần thiết của phẫu thuật và mức độ phức tạp của kế hoạch phẫu thuật
- Cân nhắc nên đánh giá sự hiệu quả điều trị hiện hành của bệnh nhân,, nếu bệnh nhân không kiểm soát nền tốt, tăng bậc điều trị có thể cần thiết
- Kiểm soát chế độ ăn ở bệnh nhân tiểu đường type II là phương pháp điều trị không insulin, nồng độ đường máu nên được kiểm tra đều đặn, và nồng độ đường cao (>180 mg/dl0 nên được điều trị với liều insulin tác dụng ngắn ngắt quãng
- Đái tháo đường type II với thuốc uống
- Short-acting sulfonylureas và thuốc uống khác nên được dừng lại vào ngày phẫu thuật
- Metformin and long-acting sulfonylureas (e.g., chlorpropamide) nên được dừng một ngày trước phẫu thuật, Metformin nên được sử dụng lịa 48 tiếng sau phẫu thuật, và không có tổn thượng thận cấp tính, các thuốc tiểu đường khác có thể dùng lại sau khi bệnh nhân có thể ăn sau phẫu thuật
- Đái tháo đường type II điều trị với insulin
- Nếu dự đoán bệnh nhân có thể ăn sau phẫu thuật, insulin nền nên được tiếp tục vào buổi sáng của phẫu thuật
- Nếu bệnh nhân sử dụng insulin kéo dài và bệnh nhân dùng vào buổi sáng, 50 – 100 % liều dùng thông thường được dùng tiếp
- Nếu bệnh nhân sử sụng insulin tác dụng trung bình thì một nửa đến hai phần ba liều của buổi sáng được dùng để tránh tăng đường máu
- DD đường truyền tĩnh mạch có thể cần thiết để tránh hạ đường máu
- Bệnh nhân thực hiện một thủ thuật lớn sẽ cần insulin nhỏ giọt quanh phẫu thuật
- Liều điều trị insulin thông thường có thể được dùng lại sau khi bệnh nhân có thể ăn lại sau phẫu thuật
V.Mục tiêu đường huyết
- Không có cân nhắc chung cho nồng độ đường máu có thể áp dụng cho toàn bộ quần thể trước phẫu thuật
- Các tài liệu trước đó khuyến cáo kiểm soát đường huyết tích cực ở đợn vị chăm sóc đặc biệt
- Nồng độ đường huyết chung cho cả nội và ngoại khoa giá trị > 200mg/dl có liên quan với kết quả kém
- Đích của nồng độ đường máu < 180 mg/dl ở trước phẫu thuật dường như hợp lý
- bệnh nhân được điều trị bằng insulin , điều cần thiết là phải theo dõi đáp ứng với liệu pháp. Bệnh nhân tăng đường huyết liên tục khó có khả năng kiểm soát đường huyết đầy đủ nếu chỉ điều trị ngắt quãng, và nên áp dụng chế độ cơ bản / liều bolus nếu tình trạng tăng đường huyết kéo dài.
Tài liệu tham khảo :
1.The Washington manual of therapeutic 36 th edition 2019 ( chapter I inpatient care in internal medicin – perioperative medicine )
Ý kiến bạn đọc