- Định nghĩa:
-
Nang giáp lưỡi là các khối u bẩm sinh vùng giữa cổ, dạng nang, không đau. - Trong quá trình mang thai, tuyến giáp của thai bắt đầu hình thành ở đáy lưỡi và sẽ di chuyển đến cổ bên dưới sụn tuyến giáp. Nang hình thành khi một phần của ống giáp lưỡi không biến mất và vẫn tồn tại sau khi sinh, dẫn tới hình thành khối nang giáp lưỡi.
- Vị trí u thường nằm trên đường giữa cổ hay lệch đường giữa cổ, khoảng từ eo tuyến giáp lên đến vùng xương móng hay trên xương móng.
- Tần suất:
- Thường gặp nhất ở trẻ em. Tỉ lệ nam và nữ như nhau.
- U nang giáp lưỡi xảy ra ở cả bé trai và bé gái và dị tật này không liên quan đến các bệnh lý hay dị tật bẩm sinh khác.
- Triệu chứng:
- Triệu chứng cơ năng(bệnh nhân cảm thấy):
-
Nang giáp lưỡi có thể không có triệu chứng cơ năng, hay cho cảm giác đau họng, đau vùng cổ khi nuốt, nuốt khó, ít có khó thở. - Hơn phân nửa trường hợp không được chẩn đoán cho đến tuổi trưởng thành, ống giáp lưỡi có thể nằm im lìm trong nhiều năm, cho đến khi có vài kích thích làm cho nó phồng to lên thành nang.
- Nhiễm trùng thường là nguyên nhân làm cho ống giáp lưỡi bị phồng to lên từng đợt và có thể dò mủ ra da hay trong họng.
- Triệu chứng thực thể:
-
U nang ống giáp lưỡi:
- Là khối tròn, láng, không đau, da trên u bình thường.
- Vị trí: u có thể nằm bất cứ nơi nào trên đường đi xuống của ống giáp lưỡi, thường gặp giữa xương móng và bờ trên sụn giáp (75%), trên đường giữa cổ. Hiếm gặp u trước sụn giáp hay trên xương ức.
- Kích thước: u có thể to nhìn thấy được hay nhỏ phải sờ mới thấy.
- Mật độ: chắc hay sờ mềm như một nang.
- Tính chất: di động theo nhịp nuốt và di chuyển lên trên khi lè lưỡi vì u có dính vào đáy lưỡi qua một ống bào thai đi xuống.
-
Dò ống giáp lưỡi:
- Thường xuất hiện sau một u nang ống giáp lưỡi nhiễm trùng, áp xe và vỡ mủ hay sau mổ tái phát.
- Vị trí: lỗ dò nằm trên đường giữa cổ hay cạnh đường cổ.
- Tính chất: da quanh lỗ dò có dấu hiện nhiễm trùng.
- Sờ được đường dò dưới da.
- Cận lâm sàng:
- Siêu âm cổ: cho phép ta xác định được vị trí của khối u, sự liên quan của nó với các cơ quan bộ phận xung quanh và cho biết đó là u đặc hay nang. Mặt khác siêu âm còn giúp đánh giá được hình thái, vị trí của tuyến giáp, loại trừ nghi ngờ tuyến giáp lạc chỗ.
-
CT scanner: rất có giá trị chẩn đoán, giúp đánh giá chính xác vị trí, độ lớn và hướng dẫn tốt cho cuộc mổ. - Chọc dò khối u: là chất dịch nhày trong, vô khuẩn. Làm xét nghiệm tế bào học thì thấy chứa các tế bào biểu mô, làm xét nghiệm sinh hóa đôi khi thấy có chất cholesterin.
- Sinh hóa máu: đo TSH để xác định tình trạng hoạt động của tuyến giáp diễn ra như thế nào.
- Xạ hình tuyến giáp: giúp khẳng định hoạt động chức năng của tuyến giáp có bình thường hay không và nó có nằm đúng vị trí hay không do đó nó giúp loại trừ được tuyến giáp lạc chỗ ở những bệnh nhân có u nang giáp lưỡi.
- Chụp x quang thường: không phát hiện được nang. Tuy vậy, những trường hợp bị tái phát sau phẫu thuật, phim chụp x quang cổ nghiêng sẽ giúp xác định thân xương móng đã cắt hay chưa.
- Chụp x quang đường dò có cản quang: trong một số trường hợp giúp xác định được sự liên quan của ống rò với xương móng: ống rò đi ở trên hay đi ở sau xương móng, từ đó giúp ta có định hướng đúng cho phẫu thuật.
- Chụp MRI vùng cổ.
- Biến chứng:
- Nhiễm trùng nang giáp lưỡi gây sưng nóng đỏ đau và tạo áp xe mủ.
- Dò mủ ra da hay vào họng.
- Tái phát sau mổ.
- Biến dạng thẩm mỹ vùng cổ.
- Bệnh suy giáp, bệnh phù niêm do cắt bỏ tuyến giáp lạc chỗ.
- Ung thư giáp lưỡi: ung thư thường gặp ở nữ hơn nam, chẩn đoán xác định chỉ sau khi nghiên cứu mô học bệnh phẩm.
- Xử trí:
- Nội khoa: dùng trong trường hợp khi có viêm nhiễm cấp tính.
- Kháng sinh: đường uống hay đường chích, nên cấy mủ và điều trị theo kháng sinh đồ.
- Chống viêm: loại có corticoid hay không có corticoid.
- Ngoại khoa:
-
Nang giáp lưỡi có chỉ định mổ cắt bỏ để loại trừ khả năng bị nhiễm trùng tạo áp xe gây sẹo xấu thẩm mỹ vùng cổ và phát triển ung thư. - Từ năm 1920, Sistrunk dựa trên những nghiên cứu về phôi thai học của Wenglowski đã khuyến cáo việc cắt thân xương móng trong quá trình phẫu thuật lấy bỏ khối u nang và đường rò giáp lưỡi. Phương pháp phẫu thuật của ông đã làm giảm hẳn tỷ lệ tái phát.
- Nang giáp lưỡi có nguy hiểm không:
Hầu các các u nang giáp lưỡi đều vô hại và không gây ra bất kỳ biến chứng lâu dài nào cho trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ nên phẫu thuật loại bỏ ung nang này nếu nó làm cho trẻ cảm thấy tự ti do xuất hiện khối u ở cổ. Các u nang có thể phát triển trở lại ngay cả sau khi phẫu thuật nhưng với tỷ lệ chỉ khoảng 3%.
Trong một số ít trường hợp, u nang giáp lưỡi có thể trở thành khối ung thư và có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ ngay lập tức nhằm ngăn chặn các tế bào ung thư di căn. Tỷ lệ ung thư hóa trong u nang giáp lưỡi khoảng 1%.
Ý kiến bạn đọc