Giới thiệu chung:
Khoa Kiễm soát nhiễm khuẩn chính thức được thành lập năm 2005 tiền thân là bộ phận tiếp liệu thanh trùng tách ra từ Phòng mổ - Hậu phẫu. Các bộ phận mới của khoa được thành lập bao gồm: hành chính - khử khuẩn - tiệt khuẩn và giặt ủi đồ vải,bông gạc. Từ khi thành lập đến nay, khoa đã đẩy mạnh công tác giám sát về kiểm soát nhiễm khuẩn đáp ứng nhu cầu phát triển chung của Bệnh viện.
Chức năng, nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng năm để trình Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn thẩm định trước khi Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở các quy định, hướng dẫn chung của Bộ Y tế và trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Phối hợp với các Khoa Nhiễm, Phòng liên quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm:
+ Phát hiện, giám sát và báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
+ Phát hiện, nhận báo cáo các trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế từ các khoa lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ khoa Xét nghiệm-Vi sinh và đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.
- Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô khuẩn, bông gạc, đồ vải phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.
- Phối hợp với các khoa, phòng, các thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Cơ sở vật chất:
Khoa được bố trí thành 3 khu vực: khu vực hành chính – giám sát; khu vực nhà giặt và kho; khu vực thanh trùng tập trung và được trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị cần thiết:
Hoạt động của tổ thanh trùng – tiệt khuẩn
Công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn
Để đảm bảo chất lượng vô khuẩn tất cả dụng cụ, đồ vải phục vụ cho người bệnh, Bệnh viện đã trang bị đầy đủ hệ thống thử chuyên dụng và giám sát chặt chẽ từ khâu tiệt khuẩn tập trung đến khâu sử dụng.
Phương pháp tiệt khuấn thường được chọn lựa sử dụng phương pháp tiệt khuẩn bằng máy hấp cho những dụng cụ chịu được nhiệt và độ ẩm (nồi hấp, autoclave), tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp ướt.
Sử dụng các phương pháp tiệt khuẩn nào cũng phải giám sát thời gian tiệt khuẩn, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và các thông số cơ học của lò hấp. Dụng cụ sau khi tiệt khuẩn cần phải được kiểm tra.
Chức năng đơn vị tiệt khuẩn thanh trùng
- Đơn vị tiệt khuẩn thanh trùng cung cấp các dịch vụ tiệt khuẩn đã được kiểm soát cho toàn bệnh viện.
- Đơn vị tiệt khuẩn thanh trùng nhận dụng cụ mới và đồ vải sạch từ kho lưu trữ và nhà giặt, và dụng cụ tái xử lí (ví dụ dụng cụ phẫu thuật đồ mổ) từ các khoa sử dụng.
Xếp dụng cụ vào buồng hấp
- Dụng cụ xếp vào buồng hấp phải bảo đảm sự lưu thông tuần hoàn của các tác nhân tiệt khuẩn xung quanh các gói dụng cụ. Bề mặt của dụng cụ đều được tiếp xúc trực tiếp với tác nhân tiệt khuẩn, Không được để dụng cụ chạm vào thành buồng hấp, không được để dụng cụ che các lỗ thông khí.

Lưu giữ và bảo quản
- Dụng cụ sau tiệt khuẩn phải được lưu giữ ở nơi quy định bảo quản chất lượng dụng cụ và tiệt khuẩn.
- Dụng cụ phải được lưu giữ trong các tủ kệ bảo đảm không bị hỏng khi tiếp xúc bên ngoài bề mặt đóng gói.
- Khi xếp các dụng cụ tiệt khuẩn vào các tủ, kệ cần lưu ý dụng cụ tiệt khuẩn trước. Dụng cụ trước xếp ở ngoài, và tiệt khuẩn sau xếp vào trong để đảm bảo dụng cụ luôn còn hạn sử dụng.
- Các tủ, giá để dụng cụ phải cách nền nhà 12cm – 25 cm. Cách tường là 5cm, bảo đảm tuần hoàn thông khí, dễ vệ sinh, chống côn trùng xâm nhập.
- Kiểm tra thường xuyên những dụng cụ đã hết hạn sử dụng
+ Hạn sử dụng của các dụng cụ tiệt khuẩn tùy thuộc vào phương pháp tiệt khuẩn chất lượng giấy gói, tình trạng lưu trữ, dụng cụ đựng trong hộp chuyên dụng (dạng hộp tròn, có lỗ và khóa kéo).

+ Hạn sử dụng không quá 10 ngày, nếu sử dụng loại hộp có phin lọc kiểm soát và khóa an toàn có thể lâu hơn theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
+ Dụng cụ đóng gói bằng giấy chuyên dụng hạn sử dụng không quá 3 tháng.
+ Dụng cụ đóng gói với bao plastic một mặt giấy kín làm bằng polyethylene sau khi tiệt khuẩn có thể để trong vòng 6 tháng.
Ý kiến bạn đọc