- Áp xe quanh amidan là gì?
Áp xe quanh Amiđan là tình trạng nhiễm trùng, tụ mủ tổ chức quanh amidan, là tổ chức nằm giữa khối amidan và hố amidan. Xuất hiện sau một viêm họng hoặc viêm amidan mà không được điều trị đúng đắn.
Áp xe có thể gây đau, sưng và nặng hơn có thể gây tắc nghẽn cổ họng gây khó nuốt, khó nói, thậm chí thở trở nên khó khan.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn ở người trẻ tuổi hoặc thanh thiếu niên.

-
Nguyên nhân gây áp xe quanh amidan?
Áp xe quanh amidan thường xảy ra sau viêm amidan, vì vậy nguyên nhân cũng tương tự như những vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn. Phổ biến nhất là do vi khuẩn streptococcus gây ra nhiễm trùng trong các mô mềm xung quanh amidan (thường chỉ ở một bên). Các mô sau đó bị xâm chiếm bởi vi khuẩn kỵ khí (vi khuẩn có thể sống mà không cần oxy), xâm nhập qua các tuyến gần đó.
Một số yếu tố nguy cơ thường gặp như:
- Viêm nha chu hoặc viêm nướu
- Viêm amidan mãn tính
- bệnh lí bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (do EBV)
- Bệnh lí bạch cầu lympho bào mãn tính
- Hút thuốc
- Sỏi amidan
3. Biểu hiện áp xe quanh amidan là gì?
3.1. Giai đoạn đầu
Khởi đầu bằng đau họng vài ngày rồi bớt nhưng không hết hẳn, kéo dài khoảng 2-5 ngày sau đó đau họng trở lại, đau lan lên tai, nhiệt độ 38-390 C, bộ mặt bị nhiễm trùng.
3.2. Giai đoạn khởi phát
- Cơ năng:
Đau là chính, thường bênh nhân nghiên đầu về một phía cho đỡ đau.
Chảy nước bọt.
Giọng ngậm hạt thị
Hơi thở hôi.
- Toàn thân
Nhiệt độ 390C, vẻ mặt nhiễm trùng, vẻ bơ phờ, mệt nhọc nhiều.

- Thực thể:
Há miệng hạn chế.
Họng đỏ, 1 bên đỏ bầm và sưng to, 1/2 màn hầu và 1/3 trên trụ trước sưng phồng, lưỡi gà sưng và bị đẩy sang bên đối diện. Amiđan sưng vừa bị đẩy vào trong, có thể ra sau hay trước tùy vị trí khối áp xe.
Chọc hút: có mủ.
4. Các biến chứng chính của áp xe quanh amidan bao gồm: - Tắc nghẽn đường thở
- Chảy máu do áp xe xâm lấn vào mạch máu lớn
- Mất nước do khó nuốt
- Nhiễm trùng lan ra các khoang cạnh họng, nặng hơn có thể lan xuống trung thất
- Viêm phổi
- Viêm màng não
- Nhiễm trùng huyết (vi khuẩn trong máu)
- Khi nào bạn cần đến chăm sóc y tế?
Khi có triệu chứng đau họng và sốt, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa TMH để kiểm tra xem có bị áp xe quanh amidan hay không
Nếu bạn bị đau họng và khó nuốt, khó thở, khó nói, chảy nước dãi hoặc bất kỳ dấu hiệu nào khác, bạn nên đến bệnh viện gần nhất.
Tuyệt đối không tự ý điều trị áp xe quanh amidan tại nhà.
Phòng ngừa áp xe như thế nào?
Hạn chế các yếu tố nguy cơ như: Không hút thuốc, giữ vệ sinh răng miệng tốt và điều trị kịp thời nhiễm trùng họng, miệng.
Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần thực hiện điều trị viêm amiđan cấp hay mạn tính theo đúng chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng. Không nên tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc sử dụng không đúng thuốc, cách dùng cũng như thời gian uống mà bác sĩ đã kê đơn. Giữ họng thường xuyên sạch bằng cách súc miệng, họng hàng ngày bằng những thuốc có tính kiềm nhẹ, ăn uống hợp vệ sinh, chú ý giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
Ý kiến bạn đọc