Giải phẫu tuyến giáp
Cơ chế điều hòa Hormon Giáp
Định nghĩa - - Là một bướu giáp lan tỏa, không thay đổi nồng độ Hormon giáp, không có triệu chứng của viêm giáp hay ung thư giáp
- - Còn gọi là bướu giáp lan tỏa có chức năng bình thường, bướu bình giáp
- - Gọi là bướu giáp địa phương khi > 10% dân số bị bệnh BGĐT
- - Gọi là bướu giáp tản phát khi < 10% dân số bị bệnh
Xuất độ - - Chiếm 70-75% tổng số bị bệnh tuyến giáp
- - Đa số ở nữ
- - Có tính gia đình nhưng kiểu di truyền chưa rõ
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh - - Thiếu hụt hormon giáp :
+ Tuyệt đối : Do tổng hợp không đầy đủ hoặc thải trừ quá mức
+ Tương đối : Do nhu cầu về hormon tăng lên
- - Yếu tố miễn dịch : TGI hay TGAb
- - Yếu tố tại chỗ : Chưa biết rõ
Thiếu hụt hormon giáp - Thiếu Iod
- Rối loạn bẩm sinh trong sinh tổng hợp hormon giáp
- Nhiễm khuẩn: E.coli, Para clobactrum, Clostridium perfringens
- Thức ăn: Khoai mì, măng, củ cải, đậu nành…
- Do thuốc : Cordaron, thuốc trị hen, thuốc cản quang liều cao…
- Suy dinh dưỡng
- Thừa Iod
- Đào thải quá mức hormon giáp: HCTH
Lâm sàng - Thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc hiệu
- Thấy cổ to ra, mặc áo chật cổ
- Khám : Phân độ, xác định mật độ, thường không có dấu hiệu bướu mạch
Phân loại bướu giáp Phân độ | Đặc điểm |
0 | Không có bướu giáp |
IA | Mỗi thùy tuyến giáp to hơn đốt 1 ngón tay cái của người được khám, bệnh nhân sờ nắn được |
IB | Khi ngửa đầu ra sau tối đa, nhìn thấy tuyến giáp to, sờ nắn được |
II | Tuyến giáp to, nhìn thấy khi đầu ở tư thế bình thường và ở gần, bướu nhìn thấy được |
III | Bướu giáp rất lớn, nhìn thấy từ xa, bướu lớn làm biến dạng cổ |
Cận lâm sàng - FT3, FT4 và TSH bình thường
- XQ vùng cổ ngực thẳng nghiêng
- Echo tuyến giáp
- Đo độ tập trung Iod: bình thường
- Sinh thiết bằng kim nhỏ: Xác định tính chất lành hay ác, bướu giáp đơn thuần hay viêm giáp
Tiến triển - Tự khỏi hoặc khỏi sau khi điều trị
- Bướu giữ kích thước trong nhiều năm
- Tăng kích thước trong một số trường hợp
Biến chứng1.
Chèn ép: - Tĩnh mạch: Dãn TM vùng cổ
- Khí quản: Khàn giọng, khó thở
- Thực quản: Khó nuốt
>> Chụp XQ thấy khí quản bị lệch
>> Xạ hình: Bướu chìm sau xương ức
2. Nhiễm khuẩn: Bướu cứng, đau, đỏ, to hơn, có sốt, và dấu hiệu CLS do viêm nhiễm
3. Xuất huyết: Gây các túi máu trong tuyến giáp
4. Suy giáp5. Cường giáp: Có thể gặp bướu giáp lan tỏa, nhưng thường hơn là bướu giáp đơn nhân
6. Ung thư hóa: Hiếm gặp còn bàn cãi
Chẩn đoán1. Chẩn đoán xác định: - Lâm sàng: Tình trạng bình giáp
- CLS: + Echo, xạ hình: Tính chất lan tỏa không đồng đều của bướu giáp
+ Độ tập trung Iod bình thường
+ T3, T4, TSH bình thường
2. Chẩn đoán phân biệt:2.1 Chẩn đoán phân biệt giữa BGDT có kèm rối loạn TKTV và Basedow giai đoạn đầu không lồi mắt- Basedow giai đoạn đầu:
+ Gầy dù ăn nhiều
+ Sợ thời tiết nóng, thích trời lạnh, thích tắm nước lạnh
+ Tay ẩm, ấm
+ Không bao giờ nhịp tim trở lại bình thường nếu không điều trị
>>> CLS: Cường giáp
- Bướu giáp đơn thuần kèm rối loạn TKTV:
+ Gầy, ăn kém
+ Có thể chịu được thời tiết nóng nhưng cũng sợ lạnh
+ Tay ẩm, lạnh
+ Nhịp tim nhanh nhưng có thể trở về bình thường
>>> CLS: Bình giáp
- Viêm giáp Hashimoto hoặc De Quervain:
+ Mật độ tuyến giáp chắc, cứng đều
+ Kháng thể kháng Thyroglobulin và Thyroperoxidase dương tính với hiệu giá cao
- K giáp: Mật độ cứng, các triệu chứng xâm lấn cơ quan kế cận, có thể kèm hạch
>>> FNA cho thấy tế bào ác tính
3. Chẩn đoán nguyên nhân- Thiếu Iod: Bệnh nhân ở vùng bướu cổ địa phương, đo iod/niệu < 5ug/dL
- Quá thừa Iod: Do dùng thuốc có Iod kéo dài
- Ăn nhiều và kéo dài khoai mì
- HCTH
- Miễn dịch: Tìm kháng thể TGI
Điều trị- Loại trừ nguyên nhân nếu có
- Do giảm Iod thì cung cấp thêm, cần thận trọng với bệnh nhân bướu giáp nhân
- Đa số điều trị bằng hormon tuyến giáp
- Phẫu thuật
Điều trị cụ thể1. Bướu lan tỏa, mới - Dùng hormon trị liệu nhằm ức chế sựu tiết TSH
- Liều T4 ( L-Thyroxine) 100-200ug/ng
- T3,T4 dùng riêng hoặc kết hợp T4:T3 là 4:1
- BN> 60 tuổi không nên dùng
- Cho liều nhỏ tăng dần hoặc ngày uống ngày nghỉ
- Thời gian điều trị phải đến 6 tháng mới kết luận là không hiệu quả
2. Bướu giáp lan tỏa lâu ngày hoặc nhiều nhân:- Thường điều trị không khỏi, bướu chỉ ổn định chứ không thay đổi về khối lượng
- Có triệu chứng về chèn ép: Phẫu thuật
- Phẫu thuật: Cắt bỏ bớt mô giáp, điều trị hormon giáp như trên:
+ Bướu giáp khổng lồ không đồng nhất ( lan tỏa + nhân )
+ Bướu lặn
+ Chèn ép
- Cung cấp đủ Iod là hiệu quả nhất, theo khuyến cáo của WHO: khoảng 150-300 ug/ngày
- Có nhiều cách để cung cấp Iod như cho vào thức ăn, thực phẩm, đồ uống…
- Đối với vùng bướu giáp địa phương khi thiếu Iod:
- Trộn thêm Iod ( Iodat Kali KIO3 ) vào muối ăn tỷ lệ 50mg/kg muối
- Dầu Lipiodol: 1ml= 450-500 mg Iod
- Thuốc dầu Iod uống: đỡ gây kích thích tại chỗ
Ý kiến bạn đọc