I. Sau phẫu thuậtSau khi phẫu thuật thay khớp hángi, tập phục hồi chức năng càng sớm càng dễ đạt được tầm
vận động khớp tối đa và tránh được các biến chứng do nằm lâu. Chính vì vậy mà người bệnh phải bắt đầu tập luyện ngay khi tỉnh dậy trong phòng hồi sức. Tập luyện sớm còn giúp tăng tuần hoàn, giảm sưng phù chân mổ, tránh biến chứng tắc mạch. Bệnh nhân cần tập hai lần trong một ngày, mỗi lần tập khoảng 30 phút. Ngày đầu ngay sau khi tỉnh lại, người bệnh được tập các bài tập tại giường, được phép ngồi dậy. Ngày thứ hai người bệnh được hướng dẫn cách thức chống nạng đi lại, sau đó có thể đi lại trong phòng. Chương trình tập luyện để phục hồi chức năng khớp háng sau mổ sẽ được hướng dẫn tiếp tục cho người bệnh sau khi xuất viện để tự tập tại nhà. Thông thường người bệnh phải nằm lại bệnh viện để được chăm sóc trong thời gian sau mổ 5 đến 7 ngày, vết mổ sẽ được cắt chỉ khoảng 14 ngày sau khi mổ. Lịch tái khám thông thường vào các thời điểm sau mổ 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và hàng năm sau đó.
Bệnh nhân cần được tập mỗi bài 10 lần, mỗi ngày tập 2 lần.
1. Ngày thứ nhất:Nằm ngửa, kê gối giữa hai đùi để hai đùi mở góc 20 - 30
0, tập thở bụng, tập các bài tập tư thế nằm từ 1 - 4.
- Dùng một chiếc gối chèn giữa hai chân khi nằm. Việc này cần được duy trì suốt đời khi nghỉ ngơi hoặc khi ngủ để tránh hiện tượng khép chân.
- Tập co cơ tĩnh: Người bệnh nằm ngửa, chân duỗi thẳng, gồng cơ mông 5 giây, rồi cơ đùi 5 giây mỗi lần, tập 10 đến 15 lần.
- Tập vận động cổ chân, nhất là động tác gập mu chân: Người bệnh nằm trên giường, hít thật sâu và gập mu cổ chân, giữ yên tư thế gập trong 5 giây, sau đó thở ra và
thả lỏng cổ chân, nghỉ ngơi 5 giây rồi tập lại động tác đó. Tập liên tục như vậy khoảng 20 lần.
- Tập nâng thẳng chân: Người bệnh nằm trên giường, hít sâu đồng thời nâng thẳng chân mổ lên cách mặt giường khoảng 40 cm. Động tác này giúp tăng cường sức cơ tứ đầu đùi.
- Tập ngồi dậy: Kỹ thuật viên phục hồi chức năng hoặc người nhà phụ giúp nâng người bệnh ngồi dậy trên giường, hoặc ngồi dậy bỏ hai chân ra khỏi thành giường. Ngồi sớm giúp bệnh nhân thoải mái hơn và tránh biến chứng viêm phổi. Nếu người bệnh lớn tuổi thì ngày thứ nhất chỉ tập ngồi dậy tư thế Fowler (kê cao phần thân người ở tư thế 45
0 so với mặt giường).
- Tập thở: có những dụng cụ hổ trợ cho người bệnh tập thở. Người bệnh tập hít thở sâu, dung tích phổi sẽ tăng lên. Tập gồng cơ bụng còn giúp cho người bệnh tự tiểu tiện dễ dàng.
2. Ngày thứ hai:Từ ngày thứ hai trở đi tập các bài tập tư thế nằm từ 1 - 10, tư thế đứng từ 11 - 14, có sức cản nhẹ 15 – 18, đi với nạng hoặc khung tập đi.
- Tiếp tục tập vận động cổ chân và tập nâng thẳng chân.
- Tập dạng chân: Nằm trên giường, dạng chân bên mổ khoảng 40
0.
- Tập duỗi gối và gập gối không hỗ trợ: Người bệnh ngồi dậy, để 2 chân ra ngoài thành giường cho gập khớp gối nhẹ nhàng. Hít thật sâu đồng thời nâng cẳng chân lên sao cho gối duỗi thẳng, giữ nguyên tư thế đó trong 5 giây. Sau đó thở ra và thả lỏng cho khớp gối gập lại nhẹ nhàng, nghỉ ngơi 5 giây sau đó tập lại khoảng 20 lần.
3. Ngày thứ 3 đến hết tuần lễ đầu:Tập các bài tập từ tư thế nằm từ bài 1 - 10, tư thế đứng từ bài 11 - 14, có trở kháng nhẹ từ bài 15 - 18, đi với nạng hoặc khung tập đi, tập thêm bài tập 19.
- Tập đi lại bằng nạng hoặc khung tập đi: Đến ngày thứ ba, người bệnh bắt đầu tập đi lại, thông thường phải có hai nạng hoặc khung tập đi. Người lớn tuổi nên đi lại bằng khung tập đi vì khung có bốn chân nên ít bị trượt ngã hơn so với đi nạng. Chân mổ được phép chống chịu lực trong lúc đi lại. Thời gian đi nạng tuỳ thuộc vào loại khớp sử dụng.
4. Các tuần lễ sau:- Người bệnh tiếp tục tập các bài tập gập và
dạng háng đến khi tầm vận động khớp đạt được như mong đợi là duỗi thẳng gối, gập háng 90
0, dạng háng 40
0. Từ tuần lễ thứ tư, người bệnh bắt đầu tập những động tác tăng cường sức cơ như tập đạp xe tại chổ. Lúc đầu đạp với sức căng nhẹ sau đó tăng dần tùy theo tình trạng của mình.
- Tập đi bộ tự do, chịu lực hoàn toàn sau phẫu thuật 10 ngày với thay khớp có xi măng, 30 - 40 ngày với thay khớp không có xi măng.
- Khi ra viện tập tại nhà các bài tập từ 1 - 19 theo chương trình hướng dẫn thời gian dài tới 1 năm.
5. Những chú ý khi sinh hoạt và lao độngĐể bảo vệ tốt khớp nhân tạo, người bệnh nên tránh một số động tác trong sinh hoạt hàng ngày không được làm: bắt chéo chân khi nằm hoặc ngồi, ngồi ghế thấp, ngồi xổm hoặc quỳ gối, chân thay khớp không được xoay vặn, đi giày cao gót, cúi người nhặt vật dưới đất, gập khớp háng trên 90
0, lái xe hoặc làm việc nặng, sinh hoạt tình dục trong 6 tuần sau mổ. Sau 6 tuần có thể đi lại, sau 3 tháng có thể làm việc nặng, không gánh nặng, bê nặng, làm việc chân tay nặng.

- Không gập đùi vào bụng hoặc gập lưng xuống quá nhiều làm cho góc đùi và thân người nhỏ hơn 90
0.
Hình 7: Tư thế ngồi đúng.

- Không ngồi trên những chiếc ghế không có tay vịn, vì như thế người bệnh rất khó khăn khi đứng dậy.
Hình 8: Không ngồi trên ghế không có tay vịn.
- Không nên đứng lên trong tư thế hai chân ở phía truớc, như vậy người sẽ phải cúi về trước. Trước khi đứng dậy, người bệnh phải đặt chân bên mổ ở phía trước ghế, chân kia ở dưới ghế phía sau chân mổ, hai tay vịn lên thành ghế để đứng dậy.
Hình 9: Tư thế sai khi đứng dậy từ ghế.

- Khi nằm nên dạng hai chân, không nên khép chân mổ vào sát với trục giữa thân người, cần dùng một chiếc gối đệm giữa hai chân. Không được ngồi bắt chéo chân vì các động tác này dễ gây sai khớp háng nhân tạo.
Hình 10: Tư thế 1 đúng, tư thế 2 và 3 sai.
- Khi nằm ngủ nghiêng sang bên lành thì nên kẹp một chiếc gối ôm vào giữa hai chân, không nên nằm như thế này.
11: Tư thế sai.
- Khi đi vệ sinh: không nên ngồi trên bồn cầu thấp mà phải ngồi trên bồn cầu cao để đùi không gấp quá 90
0.
Hình 12: Tư thế sai.

- Không nên cúi người quá thấp để nhặt vật dụng sinh hoạt hay để đi tất.
Hình 13: Tư thế sai
II. Các bài tập sau phẫu thuật
Bài tập 1: Tư thế nằm đúng sau mổ.
Bài tập 2: co cơ tĩnh(cơ mông và cơ đùi).

.
Bài tập 3: gấp duỗi cổ chân
Bài tập 4: dạng khớp háng 30-40
0.
Bài tập 5: gấp khớp háng.

Bài tập 6: nâng chân khỏi mặt giường 40cm.
Bài tập 7: làm cầu vồng nâng mông lên khỏi mặt giường.
Bài tập 8: dạng khớp háng.

Bài tập 9: duỗi khớp háng
.


Bài tập 10: gấp cẳng chân.

Bài tập 11: gấp khớp háng.

Bài tập 12: dạng khớp háng
.

.
Bài tập 13: gấp cẳng chân

Bài tập 14: duỗi khớp háng.

Bài tập 15: gấp khớp háng có lực cản.

Bài tập 16: dạng khớp háng có lực cản.

Bài tập 17: duỗi khớp háng có lực cản.

Bài tập 18: duỗi cẳng chân có lực cản.

Bài tập 19: lên xuống cầu thang.


Các bài tập từ 1 đến 19 dành cho người sau mổ thay khớp háng
Ý kiến bạn đọc