ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA LEVOBUPIVACAINE PHỐI HỢP VỚI FENTANYL QUA CATHETER NGOÀI MÀNG CỨNG SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA LEVOBUPIVACAINE PHỐI HỢP VỚI FENTANYL QUA CATHETER NGOÀI MÀNG CỨNG SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG
TÓM TẮT
Mục đích: Đánh giá hiệu quả giảm đau và các tác dụng phụ của levobupivacaine phối hợp fentanyl qua catheter ngoài màng cứng sau mổ thay khớp háng.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng không mù trên 109 bệnh nhân. Các bệnh nhân được gây tê tủy sống kết hợp gây tê ngoài màng cứng để vô cảm và giảm đau cho phẫu thuật thay khớp háng. Nếu VAS ≥ 4 thì tiến hành truyền hỗn hợp thuốc giảm đau qua catheter đường NMC. Nhóm L0,125-F: Levobupivacaine 0,125% phối hợp Fentanyl 2µg/ml; nhóm L0,0625-F: Levobupivacaine 0,0625% phối hợp Fentanyl 2µg/ml. Hiệu quả giảm đau sau mổ, các tác dụng phụ của phương pháp được đánh giá 24 giờ đầu sau mổ.
Kết quả: Tất cả bệnh nhân đều đạt vô cảm tốt trong mổ. Điểm VAS trung bình khi nghỉ và khi vận động của nhóm L0,125%-F luôn thấp hơn nhóm L0,0625%-F tại hầu hết thời điểm theo dõi trong 24 giờ (p < 0,05). Không ghi nhận các tác dụng phụ, tai biến và các biến chứng quan trọng.
Kết luận: Hiệu quả giảm đau sau mổ thay khớp háng của levobupivacaine 0,125% phối hợp fentanyl 2mcg/ml tốt hơn levobupivacaine 0,0625% phối hợp fentanyl 2mcg/ml qua catheter ngoài màng cứng và tăng mức độ hài lòng của bệnh nhân.
Từ khóa: Gây tê tủy sống kết hợp gây tê ngoài màng cứng, giảm đau ngoài màng cứng, phẫu thuật thay khớp.
ABSTRACT
EVALUATE THE ANALGESIC EFFECTIVENESS OF LEVOBUPIVACAINE AND FENTANYL COMBINATION VIA EPIDURAL CATHETER AFTER HIP ARTHROPLASTY
Bui Ngoc Duc, Bui Duc Cuong
Purpose: Evaluate the analgesic effectiveness and side effects of levobupivacaine and fentanyl combination via epidural catheter after hip replacement surgery
Methods: Randomized clinical trial studies with non-blind control groups in 109 patients with epidural catheter after hip replacement surgery. All of them have undergone combined spinal - epidural anesthesia for hip arthroplasty. If VAS ≥ 4, administer infusion of analgesic mixture via epidural catheter. Group L0,125-F: received levobupivacaine 0,125% combined Fentanyl 2µg/ml; group L0,0625-F: received levobupivacaine 0,0625% combined Fentanyl 2µg/ml. Effective analgesia after surgery, side effects of each method were recorded within the first 24 hours postoperation.
Results: All of patients got adequate anesthesia for surgery. The average VAS at rest and movement of L0,125% -F group is always lower than L0,0625% -F group at most of the 24-hour monitoring period (p <0.05). Side-effects, accidents and complications were not noted.
Conclusions: The analgesic effect after hip replacement surgery of levobupivacaine 0,125% in combination with fentanyl 2mcg/ml is better than levobupivacaine 0,0625% in combination with fentanyl 2mcg/ml through epidural catheters and increases patient satisfaction
Keyword: Combined Spinal - Epidural Anesthesia, Epidural Analgesia, Arthroplasty.
* Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên
Tác giả liên lạc: BsCKII. Bùi Ngọc Đức
ĐT: 0914072762
Email: buingocduc2g@yahoo.com.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau sau mổ luôn là điều lo lắng, quan tâm nhất đối với bệnh nhân khi phải chấp nhận một ca phẫu thuật. Hậu quả của đau ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phục hồi sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân cũng như đến thành công của phẫu thuật.
Phẫu thuật vùng khớp háng là một phẫu thuật lớn, mức độ đau sau mổ nặng, đặc biệt sẽ tăng lên khi vận động. Vì vậy, vấn đề giảm đau sau mổ được các nhà Gây mê Hồi sức cũng như các nhà phẫu thuật quan tâm rất nhiều. Giảm đau đường ngoài màng cứng là lựa chọn hàng đầu vì phương pháp này đảm bảo hiệu quả giảm đau tốt khi nghỉ và vận động(5).
Trong giảm đau ngoài màng cứng thì nồng độ thuốc tê sử dụng đóng một vai trò rất quan trọng: nếu nồng độ thuốc tê sử dụng càng cao, thì càng có nhiều tác dụng không mong muốn (tụt huyết áp, mạch chậm, đặc biệt ức chế vận động). Để hạn chế tác dụng không mong muốn này, nhiều nghiên cứu đã sử dụng thuốc tê levobupivacaine nồng độ thấp như 0,125% kết hợp với các thuốc họ opioid, gần đây levobupivacaine được nhiều tác giả trên thế giới ưa chuộng và sử dụng trong giảm đau ngoài màng cứng(13).
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả giảm đau của levobupivacaine phối hợp fentanyl qua catheter ngoài màng cứng sau mổ thay khớp háng” với các mục tiêu:
1. So sánh tác dụng giảm đau sau mổ thay khớp háng của levobupivacaine 0,125% phối hợp fentanyl 2mcg/ml và levobupivacaine 0,0625% phối hợp fentanyl 2mcg/ml qua catheter ngoài màng cứng.
2. Đánh giá ảnh hưởng đối với tuần hoàn, hô hấp và một số tác dụng không mong muốn của hai nhóm nghiên cứu.
ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng không mù
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên, thời gian từ 01/ 2019 đến 10/ 2019.
Kỹ thuật chọn mẫu
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân mổ chương trình dưới gây tê tủy sống và được sử dụng thuốc giảm đau sau mổ theo đường NMC.
- Tuổi > 18.
- ASA I, II, III.
- Bệnh nhân có các bệnh lý hô hấp, nội tiết, đông máu đã được kiểm soát đồng thời chức năng gan, thận, đông máu bình thường.
- Bệnh nhân đồng ý hợp tác với thầy thuốc để thực hiện phương pháp giảm đau qua catheter đường NMC thắt lưng.
- Không có chống chỉ định với gây tê tủy sống và NMC.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Không đặt được catheter NMC.
- Bệnh nhân có suy gan, suy thận.
Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu
- Có biến chứng nặng xảy ra trong quá trình gây tê hay phẫu thuật.
- Bệnh nhân phải mổ lại sớm vì các biến chứng ngoại khoa.
Phương tiện và trang thiết bị
Phương tiện theo dõi và hồi sức: nguồn dưỡng khí, ống nghe tim phổi, máy đo HA động mạch, nhiệt độ, kim luồn 20G, 18G… máy monitor theo dõi: mạch, huyết áp, điện tâm đồ, đo độ bão hòa oxy (pulse oximeter), …
Dụng cụ gây tê tủy sống và GTNMC: kim tê tủy sống, bộ GTNMC, hộp đựng dụng cụ gây tê đã vô khuẩn, bơm tiêm điện liên tục, găng tay vô khuẩn.
Thuốc và dịch truyền: Lidocaine 2% 2ml, Levobupivacaine (Chirocain) 0,5% 10ml, Fentanyl 100 mcg (2ml). Thuốc sát khuẩn, cấp cứu, dịch truyền…:
Phương thức tiến hành
Chọn bệnh theo tiêu chuẩn nhận và tiêu chuẩn loại.
Thăm khám, giải thích và chuẩn bị bệnh nhân như một cuộc gây mê bình thường: thăm khám tiền mê, đặc biệt vùng lưng, cột sống, các chức năng vận động… kiểm tra các xét nghiệm thường qui, các yếu tố đông máu, điện tâm đồ…
Đánh giá, phân loại nguy cơ theo ASA, kiểm tra những chỉ định và chống chỉ định của GTNMC.
Giải thích cho bệnh nhân ký phiếu yêu cầu được làm giảm đau.
Thực hiện phương pháp GTNMC và gây tê tủy sống:
- Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên bằng kim luồn 20G hay 18G, dung dịch NaCl
0,9% hay Lactate Ringer
- Gắn monitor theo dõi sinh hiệu, cho BN
thở oxy 2-3 lít/ phút. Đặt tư thế bệnh nhân nằm nghiêng vuông góc với mặt bàn mổ, cong lưng tôm.
- Thầy thuốc rửa tay vô trùng, đeo găng, mặc áo mổ, mũ khẩu trang vô trùng.
- Sát khuẩn vùng ngực định chọc gây tê bằng hai lần cồn iod và hai lần cồn trắng 700. Trải săng mổ có lỗ vô khuẩn.
- Vị trí chọc: có thể chọc các khe liên đốt L2-L3 hoặc L3-L4 hoặc L4-L5 xác định bằng cách L4-L5 ngang qua mào chậu.
- Tê tại chỗ bằng dung dịch lidocain 1%.
- Dùng kim Tuohy NMC chọc theo hướng mũi kim lên phía đầu, đưa kim sâu khoảng 2-2,5 cm, dừng lại rút nòng ra. Dùng test bóng khí Dogliotti để xác định khoang NMC.
- Luồn catheter vào khoang NMC lên phía đầu và để chiều dài catheter nằm trong khoang NMC 3 cm
- Test lidocain 2% 3 ml (có adrenalin 1/200.000) qua catheter để phân biệt catheter vào khoang NMC hoặc khoang dưới nhện hoặc mạch máu.
- Theo dõi bệnh nhân trong vòng 5 phút nếu nhịp tim > 20% có thể catheter vào mạch máu, nếu tê 2 chi dưới có thể tiêm vào khoang dưới nhện.
- Thực hiện phương pháp gây tê tủy sống ở khoảng liên đốt sống thắt lưng L3 -L4 hoặc L4-L5, bơm thuốc Levobupivacaine 8mg pha với Fentanyl 20mcg vào tủy sống.
- Cố định catheter bằng băng dính hoặc opsite, cho BN nằm ngữa và bắt đầu phẫu thuật.
Sau khi mổ xong, chúng tôi tiến hành giảm đau sau mổ và theo dõi sau mổ:
- Đánh giá mức độ đau bằng kéo thước đo độ đau tương ứng:
+ NếuVAS < 4 thì theo dõi và đánh giá lại 15 phút / lần.
+ Nếu VAS ≥ 4 thì tiến hành truyền hỗn hợp thuốc giảm đau qua catheter đường NMC bằng bơm tiêm điện với liều 4-10ml/ giờ, điều chỉnh theo độ đau của BN (tăng 2ml/lần khi VAS ≥ 4), đây chính là thời điểm H0 trong nghiên cứu.
-Sử dụng hỗn hợp thuốc đối với từng nhóm nghiên cứu như sau:
+ Nhóm 1 (L0,125-F): dùng hỗn hợp levobupivacaine 0,125% (1ml levobupivacaine 0,5% + 3ml nước cất) + fentanyl 2mcg/ml
+ Nhóm 2 (L0,0625-F): dùng hỗn hợp levobupivacaine 0,0625% (1ml levobupivacaine 0,5% + 7ml nước cất) + fentanyl 2mcg/ml.
- Theo dõi và đánh giá thực hiện giảm đau NMC qua catheter trong 24 giờ đầu.
- Thăm khám BN mỗi ngày/ lần cho đến khi ra viện để ghi nhận cảm tưởng của BN và các biến chứng muộn như bí tiểu, đau lưng, đau đầu…
Các thời điểm theo dõi
H0: Ngay trước khi tiêm liều khởi đầu; H15p, H30p, H1, H2, H4, H6, H8, H16, H24 tương ứng với thời điểm: 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 8 giờ, 16 giờ, 24 giờ sau khi thực hiện giảm đau.
Các tiêu chí đánh giá chủ yếu
Mục tiêu 1:
Vị trí chọc, mức phong bế cảm giác đau.
Thời gian khởi phát tác dụng giảm đau.
So sánh điểm đau VAS lúc nghỉ và tỷ lệ% mức độ giảm đau theo phân độ của Oates tại các thời điểm nghiên cứu giữa 2 nhóm.
Điểm đau VAS khi ho, vận động và và tỷ lệ% mức độ giảm đau theo phân độ của Oates tại các thời điểm nghiên cứu giữa 2 nhóm.
Tiêu thụ thuốc tê, thuốc phụ trợ kết hợp:
+ Thể tích hỗn hợp thuốc tê tiêm liều khởi đầu.
+ So sánh lượng thuốc tê levobupivacaine sử dụng ở 2 nhóm để giảm đau trong ngày đầu thực hiện giảm đau.
+ Liều các thuốc phụ trợ dùng để giảm đau ở 2 nhóm nghiên cứu:
Mức độ hài lòng của bệnh nhân khi thực hiện giảm đau ở 2 nhóm nghiên cứu.
Mục tiêu 2:
Ảnh hưởng lên hô hấp:
+ Thay đổi tần số thở tại các thời điểm nghiên cứu.
+ Thay đổi SpO2 tại các thời điểm nghiên cứu.
Ảnh hưởng lên tuần hoàn: thay đổi tần số tim, huyết áp tại các thời điểm nghiên cứu.
Các tác dụng không mong muốn khác:
+ Độ an thần.
+ Tỷ lệ nôn và buồn nôn.
+ Bí tiểu.
+ Ngứa.
+ Ức chế vận động chi.
+ Biến chứng liên quan đến kỹ thuật catheter NMC (tụ máu NMC, chọc thủng NMC, nhiễm trùng hoặc đứt, tuột catheter).
Các tiêu chí đánh giá khác
-Đặc điểm nhân trắc học của bệnh nhân.
-Đặc điểm gây tê và phẫu thuật:
+ Thời gian gây tê
+ Thời gian phẫu thuật.
Xử lý số liệu
Các số liệu được thu thập và xử lý dựa trên phần mềm SPSS 22.0.
Các số liệu mô tả được trình bày dưới dạng X ± SD hoặc n (%).
So sánh sự khác biệt:
+ Biến định lượng: sử dụng test T-student để so sánh hai giá trị trung bình của hai nhóm. Giá trị p < 0,05 được coi là khác biệt có ý nghĩa thống kê.
+ Biến định tính: sử dụng test χ2 để kiểm định thông qua bảng 2x2, test chính xác Fisher khi có một ô nhỏ hơn 5.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung
Bảng 1. Đặc điểm về tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, BMI
Đặc điểm | Nhóm L0,125-F (n=55) X ± SD | Nhóm L0,0625-F (n=54) X ± SD | Chung (n=109)X ± SD | p |
Tuổi (năm) Min - Max | 65,1 ± 2,42 | 61,4 ± 2.5 | 63,3 ± 1,75 | 0,29 |
Cân nặng (kg) Min - Max | 57,2 ± 1,14 | 56,9 ± 1,18 | 57,05 ± 0,80 | 0,84 |
Chiều cao (cm) Min - Max | 162 ± 0,01 | 161 ± 0,01 | 161,9 ± 0,01 | 0,73 |
BMI (kg/m2) Min - Max | 21,8 ± 0,41 | 21,8 ± 0,44 | 21,7 ± 0,28 | 0,99 |
Nam/Nữ* | 36(65,5)/19(34,5) | 33(61,1)/21(38,9) | 69(63,3)/40(36,7) | 0,63 |
Không có sự khác biệt về các đặc điểm về tuổi, cân nặng, chiều cao và BMI giữa 2 nhóm Bảng 2. Thời gian phẫu thuật, vô cảm.
Đặc điểm | Nhóm L0,125-F (n=55) X ± SD | Nhóm L0,0625-F (n=54) X ± SD | Chung (n) X ± SD | p |
Thời gian PT (ph) Min-Max | 88,36 ± 1,26 | 90,74 ± 1,78 | 86,69 ± 0,76 | 0,28 |
Thời gian vô cảm (ph) Min-Max | 121,54 ± 1,41 | 122,01 ± 1,78 | 118,8 ± 1,00 | 0,86 |
Thời gian phẫu thuật và thời gian vô cảm giữa 2 nhóm là tương tự nhau Các chỉ tiêu đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ
Bảng 3. Điểm đau VAS khi nằm nghỉ
Nhóm Thời gian | Nhóm L0,125-F (n=55) X ± SD | Nhóm L0,0625-F (n=54) X ± SD | p |
H0 | 4,9 ± 0,09 | 5,71 ± 0,1 | 0,001 |
H15p | 3,0 ± 0,08 | 3,94 ± 0,1 | 0,001 |
H30p | 2,69 ± 0,07 | 3,07 ± 0,08 | 0,001 |
H1 | 2,24 ± 0,07 | 3,06 ± 0,08 | 0,001 |
H2 | 1,55 ± 0,07 | 2,26 ± 0,09 | 0,001 |
H4 | 1,49 ± 0,07 | 1,91 ± 0,08 | 0,001 |
H6 | 1,18 ± 0,05 | 1,43 ± 0,07 | 0,005 |
H8 | 0,78 ± 0,06 | 1,07 ± 0,06 | 0,001 |
H16 | 0,62 ± 0,07 | 0,87 ± 0,06 | 0,01 |
H24 | 0,53 ± 0,07 | 0,76 ± 0,07 | 0,028 |
Điểm VAS trung bình của nhóm L0,125-F luôn thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm L0,0625-F tại cùng thời điểm nghiên cứu (p<0,05) Bảng 4. Mức độ giảm đau khi nghỉ theo phân độ Oates
Nhóm Thời gian | Nhóm L0,125-F n (%) | Nhóm L0,0625-F n (%) | p |
H0 | TB | 37(67,3) | 33(61,1) | 0,502 |
Kém | 18(32,7) | 21(38,9) |
H1 | Tốt | 50(90,9) | 32(59,3) | 0,001 |
Khá | 5(9,1) | 14(25,9) |
TB | 0 | 8(14,8) |
H4 | Tốt | 55(100) | 47(87,0) | 0,077 |
Khá | 0 | 7(13,0) |
TB | 0 | 0 |
H8 | Tốt | 55(100) | 54(100) | >0,05 |
Sau một giờ thực hiện giảm đau, nhóm L0,125-F 100% bệnh nhân đạt mức độ khá trở lên, nhóm L0,0625-F đạt 85,2% Bảng 5. Điểm đau VAS khi ho và khi vận động sau mổ
Nhóm Thời gian | Nhóm L0,125-F (n) X ± SD | Nhóm L0,0625-F (n) X ± SD | P |
H0 | 6,82 ± 0,10 | 7,69 ± 0,12 | 0,001 |
H15p | 4,53 ± 0,07 | 5,19 ± 0,10 | 0,001 |
H30p | 3,95 ± 0,09 | 4,39 ± 0,10 | 0,002 |
H1 | 3,26 ± 0,09 | 3,67 ± 0,11 | 0,006 |
H2 | 2,65 ± 0,11 | 3,02 ± 0,09 | 0,012 |
H4 | 2,09 ± 0,10 | 2,57 ± 0,10 | 0,001 |
H6 | 1,75 ± 0,09 | 2,17 ± 0,09 | 0,001 |
H8 | 1,13 ± 0,10 | 1,57 ± 0,10 | 0,002 |
H16 | 0,75 ± 0,09 | 1,15 ± 0,09 | 0,002 |
H24 | 0,62 ± 0,08 | 1,00 ± 0,09 | 0,002 |
Sau khi thực hiện giảm đau, điểm VAS khi vận động giảm thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với thời điểm H0, (p< 0,05) Bảng 6. Mức độ giảm đau khi ho hoặc vận động theo phân độ Oates
Nhóm Thời gian | Nhóm L0,125-F n (%) | Nhóm L0,0625-F n (%) | p |
H0 | TB | 34(61,8) | 32(59,3) | 0,78 |
Kém | 21(38,2) | 22(40,7) |
H1 | Tốt | 11(20,0) | 4(7,4) | 0,001 |
Khá | 35(63,6) | 19(35,2) |
TB | 9(16,4) | 31(57,4) |
H4 | Tốt | 33(60,0) | 16(29,6) | 0.001 |
Khá | 20(36,4) | 22(40,8) |
TB | 2(3,6) | 16(29,6) |
H8 | Tốt | 38(69,1) | 17(31,5) | 0,001 |
Khá | 17(30,9) | 22(40,7) |
TB | 0 | 15(27,8) |
H16 | Tốt | 39(70,9) | 23(42,6) | 0,003 |
Khá | 16(29,1) | 31(57,4) |
H24 | Tốt | 47(85,5) | 29(53,7) | 0.001 |
Khá | 8(14,5) | 25(46,3) |
Nhóm L0,125-F đạt 100% mức độ giảm đau khá (VAS < 3) trở lên khi ho sau 8 giờ, nhóm L0,0625-F phải sau 16 giờ Bảng 7. Liều lượng levobupivacaine, fentanyl dùng để giảm đau trong 24 giờ đầu
Nhóm Thuốc | Nhóm L0,125-F (n) X ± SD | Nhóm L0,0625-F (n) X ± SD | P |
Levobupivacaine Min-max | 131,81 ± 1,15 | 133,42 ± 0,92 | 0,32 |
Fentanyl Min-max | 217,36 ± 1,41 | 238,33 ± 0,89 | 0,026 |
Nhóm L0,0625-F có tổng liều fentanyl sau mổ nhiều hơn nhóm L0,125-F (p<0,05)Bảng 8. Mức độ hài lòng của người bệnh
Nhóm Mức độ | Nhóm L0,125-F n (%) | Nhóm L0,0625-F n (%) | p |
Rất hài lòng n (%) | 36(65,5) | 27(50,0) | 0,21 |
Hài lòng n (%) | 15(27,3) | 19(35,2) |
Không hài lòng n (%) | 4(7,3) | 8(14,8) |
Tổng | 55(100) | 54(100) |
Sau 24 giờ giảm đau, bệnh nhân đánh giá rất hài lòng ở nhóm L0,125-F là 65,5%, nhóm L0,0625-F là 50%Các chỉ tiêu theo dõi về tuần hoàn, hô hấp và tác dụng không mong muốn
Bảng 9. Huyết áp tâm thu theo thời gian (mmHg)
Nhóm Thời gian | Nhóm L0,125-F (n) X ± SD | Nhóm L0,0625-F (n) X ± SD | P |
H0 | 136,9 ± 2,85 | 130,9 ± 3,05 | 0,17 |
H15p | 126,1 ± 2,51 | 121,7 ± 2,6 | 0,24 |
H30p | 131,0 ± 2,68 | 125,3 ± 2,42 | 0,13 |
H1 | 126,9 ± 2,59 | 123,8 ± 2,72 | 0,42 |
H2 | 122,5 ± 2,24 | 127,2 ± 3,01 | 0,22 |
H4 | 131,6 ± 2,83 | 132,8 ± 2,94 | 0,76 |
H6 | 121,2 ± 2,53 | 125,9 ± 2,52 | 0,09 |
H8 | 122,9 ± 2,52 | 122,5 ± 2,48 | 0,90 |
H16 | 115,7 ± 2,19 | 114,4 ± 2,10 | 0,68 |
H24 | 115,5 ± 1,76 | 115,9 ± 1,73 | 0,87 |
HATT ở 2 nhóm có xu hướng thấp dần sau mổ tại các thời điểm, nhóm L0,0625-F giảm hơn nhóm L0,125-F không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Bảng 10. SpO2 thay đổi theo thời gian (%)
Nhóm Thời gian | Nhóm L0,125-F (n) X ± SD | Nhóm L0,0625-F (n) X ± SD | P |
H0 | 97,7 ± 0,15 | 97,9 ± 0,13 | 0,47 |
H15p | 97,7 ± 0,12 | 97,6 ± 0,88 | 0,81 |
H30p | 97,6 ± 0,13 | 97,5 ± 0,13 | 0,73 |
H1 | 97,8 ± 0,15 | 97,8 ± 0,17 | 0,94 |
H2 | 98,5 ± 0,17 | 98,4 ± 0,18 | 0,67 |
H4 | 98,2 ± 0,15 | 98,0 ± 0,18 | 0,66 |
H6 | 98,2 ± 0,18 | 98,4 ± 0,17 | 0,49 |
H8 | 98,2 ± 0,17 | 98,1 ± 0,20 | 0,78 |
H16 | 97,9 ± 0,16 | 98,1 ± 0,18 | 0,50 |
H24 | 98,4 ± 0,17 | 98,0 ± 0,19 | 0,07 |
Tại các thời điểm sau mổ, SpO2 ở 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê, không có trường hợp nào SpO2 thấp hơn 90% trong cả 2 nhóm Bảng 11. Tần số thở thay đổi theo thời gian (lần/phút)
Nhóm Thời gian | Nhóm L0,125-F (n) X ± SD | Nhóm L0,0625-F (n) X ± SD | P |
H0 | 16,2 ± 0,24 | 15,9 ± 0,27 | 0,43 |
H15p | 15,9 ± 0,23 | 16,7 ± 0,28 | 0,02 |
H30p | 16,5 ± 0,28 | 17,1 ± 0,28 | 0,15 |
H1 | 16,4 ± 0,26 | 16,6 ± 0,28 | 0,72 |
H2 | 16,8 ± 0,31 | 16,4 ± 0,26 | 0,29 |
H4 | 16,1 ± 0,22 | 16,0 ± 0,24 | 0,92 |
H6 | 15,9 ± 0,23 | 16,5 ± 0,31 | 0,12 |
H8 | 16,2 ± 0,31 | 16,5 ± 0,28 | 0,42 |
H16 | 16,7 ± 0,23 | 16,1 ± 0,21 | 0,11 |
H24 | 17,1 ± 0,33 | 16,5 ± 0,32 | 0,28 |
Sau khi thực hiện giảm đau, tần số thở của cả 2 nhóm đều thay đổi không có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm. Bảng 12. Các tác dụng không mong muốn
Nhóm Tác dụng phụ | Nhóm L0,125-F n (%) | Nhóm L0,0625-F n (%) | P |
Nôn - buồn nôn | 6(10,9)) | 10(18,5) | 0,50 |
Bí tiểu | 8(14,5) | 9(16,7) |
Ngứa | 7(12,7) | 9(16,7) |
Nhóm L0,0625-F có tỉ lệ bệnh nhân nôn và buồn nôn cao hơn hai nhóm còn lại
Ý kiến bạn đọc