LÀM GÌ ĐỂ CÓ TRÁI TIM MẠNH KHỎE ?
LÀM GÌ ĐỂ CÓ TRÁI TIM MẠNH KHỎE ?
Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực công việc khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, kèm theo chế độ ăn chưa hợp lý và cơ thể ít vận động….. là nguyên nhân dẫn đến những bệnh lý tim mạch .
Vậy làm gì và làm như thế nào để có trái tim khỏe mạnh ? Chúng tôi sẽ giúp bạn . 
- Theo dõi huyết áp và chỉ số Cholesterol
Huyết áp phản ánh độ khỏe mạnh của tim. Huyết áp có thể được đo bằng hai cách: huyết áp tỳ vào thành động mạch khi tim đang bơm máu và huyết áp tỳ vào thành động mạch giữa các nhịp tim khi tim đang thư giãn. Nếu bạn nằm trong nhóm những người có chứng cao huyết áp thì bạn cần đi khám định kì và uống thuốc để điều chỉnh, song song kết hợp các chế độ ăn để hạn chế rủi ro biến chứng về bệnh tim mạch.
Chỉ số cholesterol cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Mức độ cholesterol được cho là không có lợi khi:
- Tổng lượng cholesterol là 200mg/dL hoặc cao hơn.( 5,8 mmol/l)
- Nồng độ cholesterol “tốt” (HDL) dưới 40 mg/dL
- Nông độ cholesterol “xấu” (LDL) trên 160 mg/dL.
2.Năng vận động Mỗi người nên có ít nhất 150 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi tuần, chẳng hạn đạp xe hay đi bộ nhanh, để giảm nguy cơ bệnh tim. Nếu là người ít vận động, bạn hãy bắt đầu với những vận động nhẹ nhàng nhất rồi tăng dần cường độ.
Trước khi lên lịch tập luyện, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và huấn luyện viên để có một chế độ tập phù hợp với thể trạng
3.Trà hoặc cà phê 3 cốc mỗi ngày Theo GS Pierre Weinmann -
chuyên ngành Nội tim mạch ở bệnh viện Georges Pompidou (Paris, Pháp) trong cà phê, trà chứa các chất chống oxy hóa. Cà phê dùng khoảng 3-5 cốc mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt các bệnh lý tim mạch, đái đường. Dùng khoảng 3 cốc trà mỗi ngày giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch.
4. Ngủ đủ giấc Những người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm cho thấy nguy cơ bị bệnh tim cao gấp 3 lần so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng đồng hồ. Ngủ đủ giấc giúp điều hòa hoạt động của insulin. Thiếu ngủ là nguyên nhân gia tăng đề kháng insulin làm tăng lượng đường trong máu (nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường type 2). Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và béo phì.
5. Ăn nhiều loại trái cây, rau quả và cá Bạn nên sử dụng các loại thực phẩm nhiều màu sắc như lựu, quả việt quất, cà chua và rau bina... vì các loại thực phẩm này giàu chất chống oxy hóa, giúp trái tim khỏe mạnh.
Ngoài ra, bạn cũng nên đưa các loại cá béo như cá hồi, cá mòi hoặc cá hồi vân... vào chế độ ăn của mình. Mỗi tuần ăn cá 2 lần là một cách tuyệt vời để có omega-3 và axit béo giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim qua việc giảm áp suất máu và chất béo trung tính.
6 . Hạn chế ăn mặn- giảm béo Mọi người thường dùng muối một cách vô thưởng vô phạt, tức là muốn bỏ bao nhiêu thì bỏ tùy theo khẩu vị. Song các nhà nghiên cứu cảnh báo, việc hấp thụ nhiều natri có thể làm tăng huyết áp, khiến tim hoạt động nhiều hơn, làm tăng nguy cơ bị bệnh tim. Do đó, muốn có một trái tim khỏe mạnh, bạn nên hạn chế hàm lượng muối tiêu thụ, đặc biệt đối với người trên 55 tuổi.
7. Cười nhiều mỗi ngày. Nụ cười thật sự là một phương thuốc tốt nhất duy trì sức khỏe con người. Cơ thể phản ứng với tiếng cười bằng cách hạ thấp hàm lượng hormone cortisol stress. Hàm lượng cortisol thấp giúp giảm huyết áp và tăng cường khả năng miễn dịch đồng thời giúp bạn có một tâm trạng tốt. Các nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân trầm cảm thì nguy cơ bị đau tim cao gấp hai lần người bình thường. Do đó nếu muốn có sức khỏe tốt, bạn nên thêm cho mình "nụ cười" mỗi ngày nhé.
Ý kiến bạn đọc