Một trường hợp trẻ mắc hội chứng Sirenomilia (Hội chứng người cá)
Vào lúc 22g30 ngày 22/10/2018 Khoa Hồi sức cấp cứu Nhi và Nhi sơ sinh - BVĐK Vùng Tây Nguyên tiếp nhận một trẻ đủ tháng, sinh mổ tại Khoa Sản - BVĐK Vùng Tây Nguyên.
Vào lúc 22g30 ngày 22/10/2018 Khoa Hồi sức cấp cứu Nhi và Nhi sơ sinh - BVĐK Vùng Tây Nguyên tiếp nhận một trẻ đủ tháng, sinh mổ tại Khoa Sản - BVĐK Vùng Tây Nguyên. Trẻ không rõ giới tính (không có bộ phận sinh dục), hai chân dính liền nhau, dị dạng xương cột sống, tím tái. Đây là một trường hợp bất thường bẩm sinh cực kỳ hiếm gặp trên thế giới gọi là Hội chứng Sirenomilia (Hội chứng người cá), xảy ra ở 1/100.00 trẻ sơ sinh. Hầu hết trẻ mắc bệnh chỉ sống được vài ngày thậm chí chỉ có vài tiếng do sự phát triển của thận bị ức chế. Theo Tiến sĩ Lindsey Fitzharris (Đại học Oxford – Anh). Hội chứng người cá xảy ra khi dây rốn của trẻ không thể hình thành hai động mạch, lúc đó thân dưới của bào thai không được cung cấp đầy đủ máu để nuôi khiến hai chân không thể tách rời. Hiện nay không nhiều tư liệu lịch sử ghi chép về Sirenomelia chỉ có một số bào thai được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia về sức khỏe Y tế ở Washington (Mỹ), Bảo tàng giải phẫu ở Đại học Napoli (Italy), Viện bảo tàng lịch sử và xác ướp (Pháp).
Trường hợp trẻ vào khoa được xử trí Hồi sức tích cực nhưng đến 0g50 ngày 23/10/2018 trẻ tử vong. Hiện nay Hội chứng người cá càng trở nên hiếm gặp vì nhờ có quá trình siêu âm phát hiện và sàng lọc dị tật ngay từ trong bụng mẹ.
Hội chứng Sirenomilia Viện bảo tàng lịch sử và xác ướp (Pháp) |
Hội chứng Sirenomilia (Đắk Lắk – Việt Nam Tháng 10/2018 |
Ý kiến bạn đọc