NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Trong thời gian gần đây thỉnh thoảng lại có các trường hợp ngộ độc thuốc tê trong đó người bệnh có thể được cấp cứu kịp thời hoặc có khi nặng nề hơn gây tử vong. Như vậy ngộ độc thuốc tê là gì và cần hiểu gì về tai biến này?
- Thuốc tê và phương pháp gây tê:
- Ngộ độc thuốc tê: Nói một cách chính xác hơn theo thuật ngữ y học là Ngộ độc thuốc tê toàn thân (Local Anaesthetic Systemic Toxicity- LAST). Đây là một phản ứng bất lợi nghiêm trọng có thể gây tử vong khi nồng độ huyết tương của thuốc vượt quá ngưỡng tác dụng điều trị.
Vậy ngộ độc thuốc tê xảy ra khi nào?
- Khi vô ý tiêm thuốc vào mạch máu (hay xảy ra)
- Hấp thu từ mô tại vùng tiêm thuốc trong gây tê tại chỗ
- Khi tiêm liều lập lại mà không cân bằng với quá trình thải trừ của thuốc
Điều này làm lượng thuốc trong máu cao hơn nồng độ tối đa cho phép, dẫn đến liều độc nghĩa là gây ngộ độc thuốc.
Dấu hiệu và biểu hiện của ngộ độc thuốc tê là gì? Dấu hiệu của ngộ độc thuốc tê thường xuất hiện từ 1-5 phút nhưng có thể muộn hơn trong vòng 60 phút sau tiêm thuốc, thậm chí sau 1-12 giờ. Ngộ độc thuốc tê biểu hiện trên hệ thần kinh trung ương 36%, trên hệ tim mạch 28% và cả thần kinh và tim mạch chiếm 36%.
- Biểu hiện trên hệ thần kinh trung ương: thường xảy ra trước dấu hiệu tim mạch, gồm 2 giai đoạn kích thích ban đầu và suy sụp
Giai đoạn | Biểu hiện |
Kích thích ban đầu | Tê hoặc dị cảm quanh miệng hoặc tê lưỡi |
Cảm thấy có vị kim loại trong miệng |
Hoa mắt, chóng mặt |
Rối loạn thị giác, thính giác |
Mất phương hướng |
Co giật |
Suy sụp | Mất ý thức |
Hôn mê |
Suy hô hấp |
- Biểu hiện trên hệ tim mạch: Tùy mức độ ngộ độc có thể có 3 giai đoạn
Giai đoạn | Biểu hiện |
Giai đoạn đầu | Mạch nhanh |
Tăng huyết áp |
Giai đoạn giữa | Suy cơ tim |
Giảm cung lượng tim |
Tụt huyết áp |
Giai đoạn cuối | Dãn mạch ngoại biên |
Tụt huyết áp nghiêm trọng |
Chậm nhịp xoang |
Rối loạn dẫn truyền |
Rối loạn nhịp, ngừng tim |
Khi nào thì nghĩ đến ngộ độc thuốc tê? Xét nghiệm máu có thể giúp đo nồng độ thuốc tê trong máu. Tuy nhiên kết quả có thể không tương ứng với biểu hiện lâm sàng. Ngoài ra thường phải có thời gian để làm xét nghiệm trong khi diễn biến của ngộ độc thuốc tê thường nhanh và đòi hỏi phải xử trí càng nhanh càng tốt để tránh tình trạng nặng ảnh hưởng đến thần kinh và tim mạch. Vì vậy chẩn đoán thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng, nhất là các dấu hiệu thần kinh trong giai đoạn kích thích ban đầu. Lưu ý cần phân biệt ngộ độc với dị ứng thuốc tê vì có thể ảnh hưởng đến quá trình cấp cứu. Dị ứng thuốc tê thường hiếm gặp.
Làm gì khi nghi ngờ người bệnh bị ngộ độc thuốc tê?
- Ngừng tiêm thuốc tê ngay lập tức
- Gọi hỗ trợ đến các nhân viên y tế
- Cân nhắc sử dụng nhũ tương Lipid ngay khi bắt đầu có biểu hiện ngộ độc theo phác đồ của Hội Gây tê vùng và giảm đau Hoa Kỳ (ARSA) và của Bộ Y tế
- Sử dụng bộ cấp cứu ngộ độc thuốc tê
- Thông báo đến đơn vị cấp cứu tim phổi nhân tạo vì quá trình hồi sức có thể kéo dài
- Kiểm soát đường thở: thông khí với Oxy 100% và sử dụng đường thở nâng cao nếu cần.
- Chống co giật: ưu tiên dùng nhóm Benzodizepin, tránh dùng Propofol
- Xử trí hạ huyết áp và nhịp chậm nếu có
- Sau xử trí ngộ độc, theo dõi ít nhất 4-6 giờ nếu có dấu hiệu tim mạch; ít nhất 2 giờ nếu chỉ biểu hiện trên thần kinh trung ương.
- Các yếu tố tăng nguy cơ ngộ độc thuốc tê:
- Loại thuốc tê: độc tính thuốc tê Bupivacaine > Lidocaine > Ropivacaine > Hỗn hợp thuốc tê > Levobupivacaine
- Nồng độ thuốc tê càng cao, thể tích càng lớn càng có nguy cơ ngộ độc
- Vị trí, loại gây tê:
- Vùng có mạch máu lớn tăng nguy cơ tiêm thuốc vào mạch máu ( tê gian cơ bậc thang)
- Tăng nguy cơ hấp thu thuốc tê ( tê da đầu, màng phổi, niêm mạc phế quản)
- Tê liên sườn > tê ống cùng > tê ngoài màng cứng > tê đám rối cánh tay > tê dưới da
- Tiêm 1 liều > truyền liên tục
- Rối loạn chức năng tim mạch, thận, gan
- Người cao tuổi
- Trẻ em
- Phụ nữ có thai
- Làm gì để giảm nguy cơ ngộ độc thuốc tê?
- Dùng thuốc tê với liều nhỏ nhất có tác dụng
- Nhận biết người bệnh có yếu tố nguy cơ
- Gây tê vùng dưới hướng dẫn siêu âm
- Dùng liều test
- Hút ngược bơm tiêm nhiều lần trong quá trình bơm thuốc tê để tránh tiêm vào mạch máu
- Thảo luận với bác sĩ mổ liều thuốc tê dùng trong mổ để tránh trường hợp dùng quá liều
- Theo dõi người bệnh liên tục bằng Momitor chuẩn
- Giao tiếp, nói chuyện với người bệnh liên tục trong quá trình gây tê để phát hiện sớm các dấu hiệu ngộ độc thần kinh.
- Xử trí kịp thời và theo đúng phát đồ khi có biểu hiện ngộ độc
Tại khoa PTGMHS Bệnh viện Đa Khoa vùng Tây Nguyên, người bệnh luôn được đánh giá trước mổ theo quy trình thăm khám tiền mê để có phương án gây mê, gây tê phù hợp. Hệ thống monitor theo dõi đầy đủ dấu hiệu sinh tồn trong và sau mổ giúp phát hiện sớm các bất thường của người bệnh nhằm xử trí kịp thời các tai biến có thể xảy ra. Gây tê vùng dưới hướng dẫn siêu âm đang được áp dụng và ngày càng phát triển, giúp người bệnh giảm đau tốt và an toàn trong và sau mổ.
Ý kiến bạn đọc