NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP CHẤN THƯƠNG VÙNG CHẨM CỔ ĐẶC BIỆT
Ca phẫu thuật cho bệnh nhân đã thành công
Ngày 11/9, bác sĩ Văn Hữu Khánh – Phó trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, cho biết, đơn vị vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân bị cây sắt lớn đâm từ vùng chẩm cổ ra đến tận góc hàm dưới.
Nhấn để phóng to ảnh
Bệnh nhân bị thanh sắt tường rào đâm xuyên từ cổ ra hàm (ảnh K.V)
Bệnh nhân là ông N.X.C (61 tuổi, ngụ xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).
Trước đó, vào khoảng 14h ngày 9/9, ông Cường trèo lên tường rào chặt cây cao khoảng 2m thì bất ngờ bị té ngã và bị cây sắt phi 10 cắm xuyên vào vùng chẩm cổ ra đến tận góc hàm dưới. Ngay sau khi phát hiện, người thân của ông Cường đã nhanh chóng cưa thanh sắt này và nhanh chóng chuyển nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh.
Tại bệnh viện, nạn nhân được các bác sĩ sơ cứu, băng và cố định cây sắt rồi cho chuyển tuyến đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên ngay trong chiều cùng ngày.
Nhấn để phóng to ảnh
Ca phẫu thuật cho bệnh nhân đã thành công
Theo bác sĩ Khánh cho biết, do bệnh nhân có tiền sử suy tim đã thay van tim cơ học nhân tạo 9 năm và uống thuốc chống đông máu liên tục nên bị rối loạn đông máu. Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ của nhiều khoa đã hội chẩn khẩn, xác định đường đi của thanh sắt bắt đầu từ vùng chẩm cổ ra đến góc hàm dưới bên phải và có liên quan đến các nhóm mạch máu.
“Bệnh nhận được truyền 2 đơn vị huyết tương, xem xét chỉ số đông máu ổn định thì mới bắt đầu phẫu thuật. Trong quá trình mổ bệnh nhân vẫn còn nguy cơ đông máu nên được truyền thêm 3 đơn vị huyết tương, 1 đơn vị máu và ca mổ kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ ngay trong đêm”, bác sĩ Khánh cho hay.
Bác sĩ Khánh nhận định, rất may thanh sắt đã xuyên qua giữa hai mạch máu lớn chỉ làm tổn thương nhẹ thành của động mạch cảnh ngoài, nếu chỉ lệch khoảng 3-5mm khiến đứt động mạch cảnh ngoài thì bệnh nhân cũng có thể tử vong.
Hiện bệnh nhân đang phục hồi sức khỏe và đang được điều trị, theo dõi tại bệnh viện.
Sau 12 ngày điều trị, bênh nhân đã ổn định xuất viện và tái khám định kỳ tại phòng khám Ngoại Thần Kinh và chuyên khoa Nội Tim Mạch.
Bàn Luận:
Đây là bệnh lý chấn thương đặc biệt trong cấp cứu ngoại khoa vì có liên quan đến nhiều khoa chuyên môn sâu như Nội tim Mạch, Ngoại mạch máu và các chuyên khoa cận lâm sàng, siêu âm, xét nghiệm huyết học.. qua đó cho thấy các Y bác sỹ đã phối hợp hội chẩn kịp thời nhanh chóng và nhịp nhàng đặc biệt là khoa Nội Tim Mạch, khoa Gây Mê và Hồi Sức. nói lên tính chuyên môn hoá cao, cách làm việc theo nhóm chuyên khoa.. đây là một thế mạnh của bệnh viện Vùng Tây Nguyên mà không có Bệnh viện nào hiện tại có điều kiện làm như vậy.
Từ đó cho thấy rằng, bên cạnh trang thiết bị vật tư được đầu tư và phát triển thì yếu tố con người vẫn là nhân tố quyết định cho các định hướng phát triển của bệnh viện với mục tiêu phấn đấu sởm trở thành trung tâm Y tế chuyên sâu của trung tâm Vùng Tây Nguyên.
Ý kiến bạn đọc