Chúng ta biết rằng Nhịp nhanh thất là một dạng loạn nhịp thất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân ngay lập tức nếu không chẩn đoán và xử lý đúng, kịp thời.
Thời gian vừa qua Khoa Cấp cứu và Can Thiệp Tim Mạch tiếp nhận và điều trị thành công cho một trường hợp Nhịp nhanh thất hiếm gặp.
Họ và tên bệnh nhân: Phạm Thị Yến N… Năm sinh: 2004 Giới: nữ
Vào viện lúc 13h14p ngày 09/11/2019

Hình ảnh bệnh nhân điều trị tại khoa CC& CTTM
Bệnh khởi phát cách nhập viện 03 giờ với mệt, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực đã được chẩn đoán và xử lý như một trường hợp nhịp nhanh thất có huyết động bình thường (Cordaron bolus) ở tuyến trước nhưng không cắt được cơn.
Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Vùng Tây Nguyên. Ghi nhận tại phòng cấp cứu ban đầu: Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt
Van mệt, khó thở nhẹ.Tim nhịp nhanh, đều, mạch quay nhanh nhỏ khó bắt ( vẫn đang truyền Cordaron ) phổi không nghe ran, bụng mềm, mạch: 130 lần/phút, HA: 90/60mmHg
ECG khi vào viện: Hình ảnh phân li nhĩ thất, tần số thất khoảng 130 lần/phút, kèm block nhánh phải, block phân nhánh trái trước

Hình ảnh Điện tim đồ trong cơn nhịp nhanh
Các xét nghiệm sinh hóa, tế bào máu, men tim, siêu âm tim trong giới hạn bình thường
Khoa Cấp Cứu tiến hành mời khoa Can thiệp tim mạch hội chẩn. Nhận định đây là một trường hợp nhịp nhanh thất dạng nhạy cảm với Verapamil. Các bác sỹ tim mạch can thiệp đã tiến hành xử trí: monitoring theo dõi, dịch truyền, Verapamil 5mg/5ml hòa loãng với nước cất tiêm tĩnh mạch trong vòng 5 phút. Sau 5 phút theo dõi thì đã cắt được cơn nhịp nhanh. ECG trở về nhịp xoang, mach: 80 lần/ phút, HA: 100/60mmHg

Hình ảnh điện tim đồ sau khi cắt cơn bằng Verapamil
Theo dõi trong quá trình nằm viện bệnh nhân tỉnh, không đau ngực, không khó thở, không còn các cơn nhịp nhanh,mạch: 75 lần/phút, HA: 100/60mmHg
Sau 02 ngày điều trị, bệnh nhân ổn xuất viện
KẾT LUẬNNhịp nhanh thất vô căn bó nhánh trái là phổ biến nhất của nhịp nhanh thất trái.
Nó là một dạng loạn nhịp tim thường thấy ở những bệnh nhân trẻ không có bệnh tim cấu trúc.Verapamil là thuốc điều trị đầu tiên.
Chỉ có 10% các trường hợp nhịp nhanh thất xảy ra trong trường hợp không có bệnh tim cấu trúc, gọi là nhịp nhanh thất vô căn.
Đa số nhịp nhanh thất vô căn (75 - 90%) phát sinh từ tâm thất phải - ví dụ như nhịp nhanh thất đường ra thất phải.
Nhịp nhanh thất bó nhánh là loại phổ biến nhất của nhịp nhanh thất vô căn phát sinh từ tâm thất trái (10 - 15% của tất cả các nhịp nhanh thất vô căn).
Lâm sàng thường ổn định, tần số thất không quá nhanh, ít có tình trạng rối loạn huyết động
*Nguyên nhânThường xảy ra ở những bệnh nhân trẻ tuổi khỏe mạnh (15 - 40 tuổi, 60 - 80% nam). Hầu hết các cơn nhịp nhanh xảy ra khi nghỉ ngơi nhưng có thể được kích hoạt bằng cách tập thể dục, căng thẳng và chất chủ vận beta. Cơ chế là nhịp tim nhanh vào lại do lạc chỗ tập trung trong tâm thất trái.
*Các tính năng điện tâm đồNhịp tim nhanh thất đơn dạng
Thời gian QRS 100 - 140 ms - hẹp hơn so với các hình thức khác của nhịp nhanh thất .
Khoảng thời gian RS ngắn (bắt đầu R đến điểm thấp nhất của sóng S) 60 - 80 ms - khoảng RS thường là > 100 ms trong các loại nhịp nhanh thất .RBBB.
Trục lệch tùy thuộc vào nơi giải phẫu của mạch tái nhập.
*Chẩn đoán và quản lýChẩn đoán có thể khó khăn và nhịp điệu này thường chẩn đoán nhầm là Nhịp nhanh kịch phát trên thất với Block nhánh phải; chẩn đoán được thực hiện bằng cách quan sát các tính năng cụ thể của nhịp nhanh thất, ví dụ như phản ứng tổng hợp / bắt nhịp đập, Nhĩ – Thất phân ly.
Nhịp tim nhanh bó nhánh vô căn có thể khó điều trị vì nó thường không đáp ứng với adensoine, nghiệm pháp phế vị, và lidocaine. Tuy nhiên, đặc trưng đáp ứng với Verapamil.
Ý kiến bạn đọc