Những lưu ý đặc biệt khi sử dùng thuốc đái tháo đường
Theo DS. Nguyễn Thanh Hoài, đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính, phức tạp… nên người bệnh phải dùng thuốc suốt đời để kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng.

Theo DS. Nguyễn Thanh Hoài, đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính, phức tạp… nên người bệnh phải dùng thuốc suốt đời để kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng. Trong thực tế, với tâm lý chủ quan coi thường bệnh, người bệnh không tuân thủ dùng thuốc đã gây ra nhiều hệ lụy xấu.
Do đó, người bệnh ĐTĐ cần lưu ý, dùng thuốc đúng giờ, đúng liều: Thuốc điều trị ĐTĐ thường duy trì tác dụng trong vòng 24 giờ. Vì vậy, người bệnh cần uống thuốc đều đặn hàng ngày và đúng giờ, đúng liều để làm tăng hiệu quả của thuốc, đồng thời giúp người bệnh có khả năng giảm được liều thuốc uống và tránh được các biến chứng của bệnh. Nếu sử dụng thuốc không theo giờ nhất định trong ngày có thể gây tăng, hạ đường huyết - là cơ hội cho các biến chứng xuất hiện. Thông thường, các loại thuốc hạ đường huyết được khuyên dùng trước bữa ăn 30 phút với thuốc có tác dụng nhanh, tác dụng chậm nên sử dụng trước ăn 60 phút. Nếu uống quá xa bữa ăn dễ gây tụt đường huyết, có thể nguy hiểm đến tính mạng, nên cần đọc kỹ hướng dẫn với từng loại thuốc. Sử dụng thuốc không nhất quán giữa các mốc thời gian có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
Đề phòng hạ đường huyết quá thấp: Các loại thuốc điều trị ĐTĐ có tác dụng giúp cơ thể chuyển hóa đường nhiều hơn, nhưng đôi khi có thể gây hạ đường huyết, việc hạ quá thấp có thể dẫn đến hôn mê. Vì vậy, không phối hợp 2 thuốc kiểm soát đường huyết cùng nhóm vì cùng cơ chế tác dụng, nhưng cũng có thể phối hợp thuốc có tác dụng nhanh với thuốc tác dụng chậm.
Kết hợp dùng thuốc với chế độ ăn và luyện tập: Các loại thuốc điều trị ĐTĐ sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng phối hợp với chế độ ăn và tập thể dục. Người bệnh cần được khuyến cáo điều tiết chế độ ăn, vì dinh dưỡng điều trị là một khâu trọng yếu trong quản lý bệnh ĐTĐ. Ðiều trị bằng thuốc chỉ được coi là hỗ trợ, không phải để thay thế cho việc điều tiết chế độ ăn hợp lý.
Khi thuốc đang dùng không kiểm soát được đường huyết bác sĩ có thể sẽ phải điều chỉnh liều, thay thuốc khác hoặc phối hợp thuốc. Điều này phải do bác sĩ chỉ định, người bệnh không được tự ý điều chỉnh liều thuốc điều trị ĐTĐ nếu không có hướng dẫn của thầy thuốc, không tự ý bỏ thuốc, không rút bớt liều điều trị. Người bệnh cần tự theo dõi đường huyết thường xuyên để thông báo cho bác sĩ mỗi khi đi khám bệnh hoặc khi có bất thường…
Ý kiến bạn đọc