Vai trò của sốc điện trong điều trị, cấp cứu các bệnh lý tim mạch
Sốc điện là phương pháp dùng năng lượng điện để khôi phục lại nhịp tim, giúp dập tắt và làm ổn định nhanh chóng phần lớn các rối loạn nhịp tim, đây là phương pháp được sử dụng trong nhiều trường hợp điều trị và cấp cứu tim mạch.
Sốc điện là phương pháp dùng năng lượng điện để khôi phục lại nhịp tim, giúp dập tắt và làm ổn định nhanh chóng phần lớn các rối loạn nhịp tim, đây là phương pháp được sử dụng trong nhiều trường hợp điều trị và cấp cứu tim mạch.
1. Vai trò của sốc điện trong điều trị, cấp cứu các bệnh tim mạch
Sốc điện gồm có hai phương pháp là
sốc điện chuyển nhịp và
sốc điện phá rung.
Sốc điện giúp khử cực hầu hết các tế bào cơ tim đang bị kích thích, dập tắt các rối loạn nhịp nhanh đang chiếm quyền chủ nhịp của nút xoang, cắt đứt các vòng vào lại nếu nhịp nhanh do cơ chế vào vào lại, tạo điều kiện cho nút xoang tiếp tục hoạt động tạo nhịp bình thường. Đây là phương pháp đơn giản, tác dụng nhanh được sử dụng trong nhiều trường hợp điều trị, cấp cứu một số
bệnh tim mạch.
Bệnh lý tim mạch cần được cấp cứu nhanh chóng và kịp thời
Hiệu quả của sốc điện phụ thuộc vào điện thế sử dụng khi
sốc điện và sức kháng trở của tổ chức, các yếu tố ảnh hưởng đến sức kháng trở là hình thái, tình trạng phối, lồng ngực của người bệnh.
Có hai phương thức sốc điện là:
- Sốc điện phá rung (còn gọi là sốc điện không đồng bộ): Phóng dòng điện ở bất kỳ chu chuyển tim nào của bệnh nhân, ngay thời điểm bấm nút máy sốc điện.
- Sốc điện chuyển nhịp (còn gọi là sốc điện đồng bộ): Phóng dòng điện “đồng bộ hóa” với phức bộ QRS, thường là vào sóng R hoặc sóng S nếu không có sóng R để tránh phóng điện vào thời kỳ nguy hiểm (sóng T). Nói cách khác, trong sốc điện chuyển nhịp, máy sẽ nhận biết để phóng xung điện đồng bộ với sóng R(hoặc S) chứ không phải vào thời điểm bấm nút.
2. Sốc điện được chỉ định trong các bệnh tim mạch nào?
2.1 Sốc điện chuyển nhịp tim
Sốc điện chuyển nhịp tim có thể được chỉ định trong các trường hợp rối loạn nhịp trên thất có huyết động không ổn định như:
- Nhịp nhanh trên thất do cơ chế vào lại
- Tim nhanh thất
- Nhịp nhanh thất đơn dạng, đa dạng, nhịp nhanh có phức hợp QRS rộng không rõ loại
Sốc điện chuyển nhịp là phương pháp tương đối an toàn và hiệu quả trong cấp cứu bệnh tim mạch
Các nghiên cứu cho thấy
sốc điện chuyển nhịp tim an toàn với phụ nữ có thai, không ảnh hưởng đến nhịp tim và các vấn đề khác của thai nhi. Đối với bệnh nhân đã được cấy máy tạo nhịp hoặc máy phá rung tự động, việc sốc điện có thể tiến hành an toàn, lưu ý là bản cực sốc điện cần để cách máy tạo nhịp ít nhất 12cm.
2.2 Sốc điện phá rung
Sốc điện phá rung được chỉ định trong các trường hợp:


3. Phương pháp tiến hành sốc điện
3.1 Chuẩn bị
3.1.1 Trong các trường hợp cấp cứu tim mạch
Trong các trường hợp cấp cứu tim mạch, bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nhanh gây ngừng tuần hoàn, giảm huyết động nghiêm trọng, mất ý thức, sốc điện nên được tiến hành càng sớm càng tốt, có thể bỏ qua các bước chuẩn bị như gây mê, gây mê, dùng thuốc chống đông,...
3.1.2 Trong trường hợp điều trị bệnh tim mạch không khẩn cấp
Thăm khám lâm sàng cẩn thận, xem xét quá trình sử dụng thuốc, giải thích cho bệnh nhân về phương pháp sử dụng sốc điện. Dặn bệnh nhân nên nhịn đói từ đêm hôm trước hoặc bỏ một bữa ăn trước khi tiến hành sốc điện. Theo dõi ECG liên tục nhất là trước và sau khi thực hiện sốc điện. Bệnh nhân phải được sốc điện trong môi trường có đầy đủ phương tiện để thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp CPR khi cần thiết.Nếu bệnh nhân có sử dụng Digoxin, nếu có thể nên định lượng nồng độ Digoxin và đo điện giải đồ. Nếu bệnh nhân dùng thuốc kháng đông, nên kiểm tra thời gian Prothrombin.
3.2 Gây mê
Sử dụng các thuốc nhóm Barbiturat, nhóm Benzodiazepam hoặc Midazolam, Propofol,... để gây mê cho bệnh nhân, nhằm đảm bảo bệnh nhân khi hồi tỉnh không nhớ lại lúc sốc điện. Cung cấp oxy cho bệnh nhân trong suốt quá trình gây mê.
3.3 Kỹ thuật sốc điện
- Chuyển máy sốc điện qua chế độ sốc điện chuyển nhịp (trừ các trường hợp phải sốc điện phá rung ) để đề phòng biến chứng rung thất sau sốc điện. Theo dõi ECG trên monitor, chọn đạo trình có biên độ sóng R lớn nhất để tiến hành sốc điện.
- Ở người lớn, nên chọn kích thước điện cực đường kính 8-10cm, trẻ em kích thước 5cm đường kính. Việc lựa chọn kích thước điện cực rất quan trọng vì ảnh hưởng đến cường độ xung điện qua tim và trở kháng lồng ngực.
- Bôi gel chuyên dụng vào các điện cực để tránh bỏng da. Không được dùng cồn thay thế cho gel, không được bôi gel vào vùng da giữa hai vị trí đặt điện cực.
- Đặt điện cực ở vị trí đường đi của xung điện qua lồng ngực là lớn nhất, nếu đặt điện cực ở sai vị trí, việc sốc điện sẽ thất bại. Có hai cách đặt điện cực là:
- Đặt điện cực kiểu trước- bên: điện cực trước đặt ở đáy tim, điện cực bên đặt ở mỏm tim, lệch về phía đường nách giữa. Vị trí này thuận tiện trong trường hợp sốc điện khẩn cấp.
- Đặt điện cực kiểu trước- sau: điện cực trước đặt ở đáy tim, điện cực sau đặt ở mỏm xương vai trái. Vị trí này giúp 50% năng lượng điện sử dụng.
- Bấm nút phóng điện khi đảm bảo không còn người nào còn tiếp xúc với bệnh nhân hoặc giường người bệnh. Nếu sốc điện chuyển nhịp, sau khi bấm nút phải chờ bệnh nhân giật mạnh người mới được buông tay.
3.4 Mức năng lượng điện
Hiện máy sốc điện có hai loại thường được sử dụng là máy sốc điện một pha và máy sốc điện hai pha. So với máy sốc điện một pha thì máy sốc điện hai pha có nhiều ưu điểm hơn như: Sử dụng mức năng lượng thấp hơn (năng lượng sốc điện của máy hai pha chỉ bằng 75% máy một pha) do đó ít gây tổn thương cơ tim và da cơ, hiệu quả sau lần sốc đầu tiên cao hơn.
Mức năng lượng sử dụng cho một số tình huống sốc điện như sau:
Loạn nhịp tim | Mức năng lượng cho máy một pha (J) | Mức năng lượng cho máy hai pha (J) |
Cuồng nhĩ | 50 (sốc điện chuyển nhịp) | 50 (sốc điện chuyển nhịp) |
Rung nhĩ | 100 (sốc điện chuyển nhịp) | 70 (sốc điện chuyển nhịp) |
Nhịp nhanh kịch phát trên thất | 50 (sốc điện chuyển nhịp) | 30 (sốc điện chuyển nhịp) |
Nhịp nhanh thất đơn dạng | 100(sốc điện chuyển nhịp) | 70(sốc điện chuyển nhịp) |
Nhịp nhanh thất đa dạng , Rung thất | 360 (sốc điện phá rung) | 120-200 (sốc điện phá rung) |
Biến chứng của shock điện chuyển nhịp
• Tụt huyết áp
• Suy hô hấp do thuốc an thần
• Thay đổi ST – T thoáng qua
• Rối loạn nhịp nhĩ hoặc rối loạn nhịp thất
• Nhịp chậm xoang hoặc block nhĩ thất
• Tắc mạch do huyết khối
• Tổn thƣơng cơ tim
• Bỏng da
Ý kiến bạn đọc