Bệnh nhiễm độc do chuột cắn còn gọi là bệnh Sodoku (được ghép 2 từ tiếng Nhật, Sodoku/, so = chuột, doku = nhiễm độc) được báo cáo đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1924, do nhiễm xoắn khuẩn Spirillum minus, lây từ vết cắn của chuột.
Có đến 25% số chuột được xét nghiệm có mang xoắn khuẩn Spirillum minus. Thời gian ủ bệnh trong vòng từ 5 ngày – 4 tuần. Khởi phát với sốt cao 39 – 40°C, ớn lạnh, sốt thành từng cơn, tái đi tái lại nhiều lần, xen giữa đó là những khoảng thời gian bình thường. Do vậy rất dễ nhầm với các căn nguyên gây sốt khác.
Ở chỗ bị cắn, các tổn thương ngoài da có thể tự khỏi, nhưng phần lớn các trường hợp xuất hiện ban, xuất huyết hoại tử tại chỗ và có phản ứng của hạch khu vực. Trong quá trình bị bệnh, bệnh nhân có thể có các biểu hiện đau cơ, đau khớp, viêm khớp. Trong trường hợp nặng, không điều trị kịp thời có thể sốt kéo dài vài tháng và có thể có các biến chứng như viêm màng não, nhồi máu cơ tim, viêm gan, viêm màng phổi, viêm mào tinh hoàn, thiếu máu nặng… nếu không được điều trị hợp lý bệnh nhân có thể tử vong( tỷ lệ tử vong khoảng 10%). Bệnh được lây một các tình cờ, trực tiếp qua các vết cắn hoặc vết cào, hoặc phơi nhiễm qua thức ăn, nước uống có lẫn chất thải của chuột chứa mầm bệnh.
Bệnh Sodoku thường được chẩn đoán bằng việc tìm thấy tác nhân gây bệnh ở trong máu, hạch lympho, vết thương bị cắn, ban trên da. Spirillum minus có thể được tìm thấy trên kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemsa, nhuộm Wright hoặc nhuộm bạc. Vi khuẩn hình xoắn khuẩn ngắn, gram âm (rộng 0.2-0.5 µm và dài 3-5 µm), có lông roi ở hai đầu. Hiện nay vẫn chưa thể nuôi cây vi khuẩn trên môi trường nhân tạo. Trong trường hợp soi kính hiển vi không phát hiện được, máu hoặc dịch tại chỗ tổn thương có thể được cấy vào chuột, để phân lập Spirillum minus. Nếu như chưa có biến chứng, các xét nghiệm khác không có gì đặc biệt.
Về điều trị: các kháng sinh thông thường như Penicilin, Doxycyclin, Tetracyclin có tác dụng tốt. Hầu như các nhóm kháng sinh mới không có tác dụng với loại xoắn khẩn này.
Ngày 15/5/2018 khoa Nhiễm tiếp nhận bệnh nhân K. D. P. sinh năm 1989, địa chỉ phường Khánh Xuân thành phố Buôn Ma Thuột. Bệnh nhân khai bị chuột cắn vào ngón tay cách 3 tuần, sau đó sốt nhẹ dai dẵng kèm theo cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém. Ba ngày trước lúc nhập viện mệt nhiều, sốt tăng lên kèm theo sưng đau bàn tay phải, đau dọc cánh tay phải kèm sưng đau hạch khuỷu tay và nách. Bệnh vào khoa trong tình trạng tỉnh, mệt nhiều, bầm tím bàn tay nơi bị chuột cắn kèm sưng đau hạch nách. Được chẩn đoán Sodoku và điều trị:
Có đến 25% số chuột được xét nghiệm có mang xoắn khuẩn Spirillum minus. Thời gian ủ bệnh trong vòng từ 5 ngày – 4 tuần. Khởi phát với sốt cao 39 – 40°C, ớn lạnh, sốt thành từng cơn, tái đi tái lại nhiều lần, xen giữa đó là những khoảng thời gian bình thường. Do vậy rất dễ nhầm với các căn nguyên gây sốt khác.
Ở chỗ bị cắn, các tổn thương ngoài da có thể tự khỏi, nhưng phần lớn các trường hợp xuất hiện ban, xuất huyết hoại tử tại chỗ và có phản ứng của hạch khu vực. Trong quá trình bị bệnh, bệnh nhân có thể có các biểu hiện đau cơ, đau khớp, viêm khớp. Trong trường hợp nặng, không điều trị kịp thời có thể sốt kéo dài vài tháng và có thể có các biến chứng như viêm màng não, nhồi máu cơ tim, viêm gan, viêm màng phổi, viêm mào tinh hoàn, thiếu máu nặng… nếu không được điều trị hợp lý bệnh nhân có thể tử vong( tỷ lệ tử vong khoảng 10%). Bệnh được lây một các tình cờ, trực tiếp qua các vết cắn hoặc vết cào, hoặc phơi nhiễm qua thức ăn, nước uống có lẫn chất thải của chuột chứa mầm bệnh.
Bệnh Sodoku thường được chẩn đoán bằng việc tìm thấy tác nhân gây bệnh ở trong máu, hạch lympho, vết thương bị cắn, ban trên da. Spirillum minus có thể được tìm thấy trên kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemsa, nhuộm Wright hoặc nhuộm bạc. Vi khuẩn hình xoắn khuẩn ngắn, gram âm (rộng 0.2-0.5 µm và dài 3-5 µm), có lông roi ở hai đầu. Hiện nay vẫn chưa thể nuôi cây vi khuẩn trên môi trường nhân tạo. Trong trường hợp soi kính hiển vi không phát hiện được, máu hoặc dịch tại chỗ tổn thương có thể được cấy vào chuột, để phân lập Spirillum minus. Nếu như chưa có biến chứng, các xét nghiệm khác không có gì đặc biệt.
Về điều trị: các kháng sinh thông thường như Penicilin, Doxycyclin, Tetracyclin có tác dụng tốt. Hầu như các nhóm kháng sinh mới không có tác dụng với loại xoắn khẩn này.
Ngày 15/5/2018 khoa Nhiễm tiếp nhận bệnh nhân K. D. P. sinh năm 1989, địa chỉ phường Khánh Xuân thành phố Buôn Ma Thuột. Bệnh nhân khai bị chuột cắn vào ngón tay cách 3 tuần, sau đó sốt nhẹ dai dẵng kèm theo cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém. Ba ngày trước lúc nhập viện mệt nhiều, sốt tăng lên kèm theo sưng đau bàn tay phải, đau dọc cánh tay phải kèm sưng đau hạch khuỷu tay và nách. Bệnh vào khoa trong tình trạng tỉnh, mệt nhiều, bầm tím bàn tay nơi bị chuột cắn kèm sưng đau hạch nách. Được chẩn đoán Sodoku và điều trị:
- Penicilin 2.000.000 UI x 3 lần/ ngày (pha với Natriclorua 0,9% truyền tỉnh mạch)
- Medrol 4mg x 4 viên/ngày.
Sau 3 ngày điều trị tình trạng bệnh cải thiên rỏ rệt, xuất viện sau một tuần hoàn toàn khỏe mạnh.
Hàng năm khoa Nhiễm tiếp nhận khoảng 5 trường hợp bệnh Sodoku, nhìn chung lành tính, đáp ứng tốt với kháng sinh Penicilin. Do bệnh ít gặp, nên dễ bị bỏ sót nhưng đã có những trường hợp nặng nề đe dọa tính mạng nên chúng ta cũng cần có sự quan tâm nhất định với căn bệnh này.
Thông qua ca bệnh này chúng tôi khuyến cáo chuột là loài vật trung gian có thể truyền nhiều bệnh, không riêng gì bệnh Sodoku. Để ngăn ngừa những căn bệnh nguy hiểm từ loài sinh vật này người dân cần phải đeo găng tay dày, đi ủng khi bắt chuột. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, tránh để đồ đạc trong môi trường ẩm thấp, bừa bãi để chuột không làm tổ và sinh sôi. Khi ngủ nhớ chèn màn cẩn thận để ngăn chuột chui vào cắn. Nếu không may bị chuột cắn cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng, các thuốc sát trùng và đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Hàng năm khoa Nhiễm tiếp nhận khoảng 5 trường hợp bệnh Sodoku, nhìn chung lành tính, đáp ứng tốt với kháng sinh Penicilin. Do bệnh ít gặp, nên dễ bị bỏ sót nhưng đã có những trường hợp nặng nề đe dọa tính mạng nên chúng ta cũng cần có sự quan tâm nhất định với căn bệnh này.
Thông qua ca bệnh này chúng tôi khuyến cáo chuột là loài vật trung gian có thể truyền nhiều bệnh, không riêng gì bệnh Sodoku. Để ngăn ngừa những căn bệnh nguy hiểm từ loài sinh vật này người dân cần phải đeo găng tay dày, đi ủng khi bắt chuột. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, tránh để đồ đạc trong môi trường ẩm thấp, bừa bãi để chuột không làm tổ và sinh sôi. Khi ngủ nhớ chèn màn cẩn thận để ngăn chuột chui vào cắn. Nếu không may bị chuột cắn cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng, các thuốc sát trùng và đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.