Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh, nhưng chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Nếu bị bệnh, chắc chắn 100% người bệnh sẻ tử vong. Năm 2017, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk đã có 7 trường hợp tử vong do bệnh.
Bệnh lây truyền chủ yếu từ nước bọt thông qua vết cắn, trầy xước trên da, niêm mạc. Đã có báo cáo tại châu Phi virus lây qua cấy ghép giác mạc, nội tạng. Virus vào cơ thể phát triển ở mô dưới da, cơ bắp từ đây đi vào dây thần kinh ngoại biên, tiếp đến vào tủy sống và não bộ.
Biều hiện lâm sàng với thay đôi tính tình, rối loạn giấc ngủ, thảng thốt, lo âu buồn bả hoặc nói nhiều. Dị cảm nơi da bị cắn, tê bì, nhức mỏi, chán ăn, sốt…Tiếp đến sợ nước, sợ gió, co thắt hầu họng, tăng kích thích giác quan, rối loạn thần kinh thực vật. Ở nam giới thường có cương đau dương vật và xuất tinh. Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo và sợ hãi khi biết cái chết sắp đến với mình.
Ngày 15 tháng 02 năm 2018 khoa Truyền Nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận bệnh nhân H.A.S sinh năm 1957, cán bộ hưu trí sống tại huyện Eakar. Bệnh nhân có dịch tễ phơi nhiễm bệnh dại: làm thịt mèo ốm ăn thịt, sau một tuần xuất hiện triệu chứng dại, nhập viện. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng hoảng loạn, kích thích, sợ nước, sợ gió, có cơn co thắt hầu họng, thính mũi quá mức, xuất tinh và rối loạn thần kinh thực vât. Được chẩn đoán bệnh dại thể hung dữ và điều trị hổ trợ với dịch truyền, an thần kinh, nâng cao thể trạng, sau một ngày điều trị bệnh nhân tử vong.
Thông qua trường hợp này, chúng tôi xin khuyến cáo tới quý đồng nghiệp và người dân về phòng bệnh dại như sau:
1. Phòng không đặc hiệu:
Bệnh lây truyền chủ yếu từ nước bọt thông qua vết cắn, trầy xước trên da, niêm mạc. Đã có báo cáo tại châu Phi virus lây qua cấy ghép giác mạc, nội tạng. Virus vào cơ thể phát triển ở mô dưới da, cơ bắp từ đây đi vào dây thần kinh ngoại biên, tiếp đến vào tủy sống và não bộ.
Biều hiện lâm sàng với thay đôi tính tình, rối loạn giấc ngủ, thảng thốt, lo âu buồn bả hoặc nói nhiều. Dị cảm nơi da bị cắn, tê bì, nhức mỏi, chán ăn, sốt…Tiếp đến sợ nước, sợ gió, co thắt hầu họng, tăng kích thích giác quan, rối loạn thần kinh thực vật. Ở nam giới thường có cương đau dương vật và xuất tinh. Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo và sợ hãi khi biết cái chết sắp đến với mình.
Ngày 15 tháng 02 năm 2018 khoa Truyền Nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận bệnh nhân H.A.S sinh năm 1957, cán bộ hưu trí sống tại huyện Eakar. Bệnh nhân có dịch tễ phơi nhiễm bệnh dại: làm thịt mèo ốm ăn thịt, sau một tuần xuất hiện triệu chứng dại, nhập viện. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng hoảng loạn, kích thích, sợ nước, sợ gió, có cơn co thắt hầu họng, thính mũi quá mức, xuất tinh và rối loạn thần kinh thực vât. Được chẩn đoán bệnh dại thể hung dữ và điều trị hổ trợ với dịch truyền, an thần kinh, nâng cao thể trạng, sau một ngày điều trị bệnh nhân tử vong.
Thông qua trường hợp này, chúng tôi xin khuyến cáo tới quý đồng nghiệp và người dân về phòng bệnh dại như sau:
1. Phòng không đặc hiệu:
- Cần tuyên truyền về bệnh dại và cách phòng chống, tiêm phòng đầy đủ cho chó.
- Những người bị chó, mèo nghi dại cắn phải tiêm vắc xin càng sớm càng tốt.
2. Cách xử trí trước một trường hợp bị súc vật nghi dại cắn:
- Cần nhốt và theo dõi súc vật trong vòng 10 ngày.
- Rữa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng càng nhanh càng tốt trong vòng 15 phút, sau đó sát khuẩn bằng cồn 700 hoặc thuốc tím.
- Tùy trường hợp cụ thể có thể sử dụng kháng sinh và tiêm phòng uốn ván.
3. Chỉ định tiêm vắc xin và kháng huyết thanh phòng dại
Tình trạng vết cắn |
Tình trạng súc vật (kể cả chó đã tiêm phòng) |
Xử trí |
|
Lúc cắn | Trong vòng 10 ngày |
||
Da lành (liếm, cắn vào quần áo) | Bình thường |
Bình thường |
Không tiêm phòng |
Vết cắn nhẹ: xước da, ở xa đầu mặt cổ. |
Bình thường |
Ốm, có triệu chứng dại |
Nếu có triệu chứng dại phải tiêm ngay, đủ liều văc xin. |
Có triệu chứng dại | Mất tích, không theo dõi được | Tiêm đủ liều văc cin ngay sau khi bị cắn. |
|
Vết cắn phức tạp: gần đầu mặt cổ, bộ phận sinh dục, có nhiều vết cắn. |
Bình thường |
Bình thường |
– Tiêm kháng huyết thanh dại. – Tiêm văc xin, ngừng tiêm nếu ngày thứ 10 súc vật còn sống. |
Bị dại, Mất tích Đã bán |
– Tiêm kháng huyết thanh dại, – Tiêm đủ liều văc xin phòng dại |
4. Tiêm văc xin phòng dại:
Áp dụng 1 trong 2 phác đồ, tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi phơi nhiễm.
– Tiêm bắp: No – N3 – N7 – N14 – N28, hoặc: 2 – 1 – 1: N0 (2 mũi 2 bên cơ delta) – N7 – N21.
– Tiêm trong da: tiêm 0,1ml vào cơ delta 2 bên: N0 – N3 – N7 – N28.
5. Tiêm huyết thanh kháng dại: tiêm càng sớm càng tốt, một lần duy nhất. Nên phong bế vùng vết cắn, phần còn lại tiêm bắp sâu.( nếu quá 72 giờ sau khi bị cắn thì không nên dùng)
Lưu ý: văc xin phòng bệnh dại đã bất hoạt, an toàn, hiệu quả và không gây bệnh dại.
Thông qua ca bệnh này chúng tôi khuyến cáo tới đồng nghiệp và người dân: bệnh dại lên cơn tử vong 100%, đã có văc xin phòng bệnh. cần cảnh giác và có kiến thức về phòng chống bệnh dại. Đừng để chết một cách vô ích do thiếu hiểu biết.