Nói đến bệnh Gout, ta nghĩ ngay là “căn bệnh nhà giàu”, đối tượng thường mắc phải là nam giới, từ độ tuổi trung niên trở lên. Tuy nhiên hiện nay, bệnh gout ngày càng trẻ hóa, xuất hiện ở người trẻ tuổi, cả nam lẫn nữ.
Bốn yếu tố dễ gây bệnh gout
Bệnh gout có cơ chế rất phức tạp vì chúng gắn liền các sinh hoạt trong cuộc sống của chúng ta. Có nhiều yếu tố khiến bệnh gout ngày càng trẻ hóa:
1. Yếu tố di truyền, tức là khi sinh ra đã mắc bệnh hay thiếu một số men trong quá trình chuyển hóa chất đạm, tạo ra nhiều axit uric trong máu gây nên bệnh gout.
2. Thường xuyên uống rượu bia, ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất đạm, đặc biệt là các thực phẩm không tươi sống và chế biến công nghiệp.
3. Ít vận động, stress, béo phì. Việc ăn uống đầy đủ nhưng lười vận động sẽ làm năng lượng trong cơ thể dư thừa, chuyển hóa cơ thể sẽ bị rối loạn dễ sinh bệnh.
4. Tỉ lệ người mắc bệnh thận, bệnh gan ngày càng trẻ hóa và tăng cao góp phần làm gia tăng bệnh gout. Ngược lại, bệnh gout cũng gây ra suy gan, suy thận mãn tính. Như vậy những bệnh này tương tác qua lại với nhau, còn gọi là vòng xoắn bệnh lý.
Người bị gout nên:
1. Giảm những thực phẩm giàu chất đạm (thịt có màu đỏ, hải sản không tươi sống…).
2. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước nhằm tăng lượng nước tiểu để đào thải chất độc ra ngoài.
3. Có chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý, phù hợp với thể trạng dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Người bị gout không nên:
1. Tập thể dục thể thao quá mức, điều này làm các khớp thêm đau, yếu, thậm chí vỡ khớp xương vì do axit “ăn mòn” trước đó. Đặc biệt lưu ý tránh những chấn thương trong tập luyện vì có thể làm cơn đau gout cấp tính “trỗi dậy”.
2. Không được tự ý mua thuốc trị bệnh gout theo kinh nghiệm, theo truyền miệng hoặc theo toa thuốc của người cũng mắc bệnh gout trước đó.
3. Việc dùng các thực phẩm chức năng vì chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ, điều hòa axit uric trong máu, giúp người bệnh dễ dàng sống chung với gout. Vì thế người bệnh không nên đặt quá nhiều kỳ vọng và lạm dụng như quảng cáo.
Bốn yếu tố dễ gây bệnh gout
Bệnh gout có cơ chế rất phức tạp vì chúng gắn liền các sinh hoạt trong cuộc sống của chúng ta. Có nhiều yếu tố khiến bệnh gout ngày càng trẻ hóa:
1. Yếu tố di truyền, tức là khi sinh ra đã mắc bệnh hay thiếu một số men trong quá trình chuyển hóa chất đạm, tạo ra nhiều axit uric trong máu gây nên bệnh gout.
2. Thường xuyên uống rượu bia, ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất đạm, đặc biệt là các thực phẩm không tươi sống và chế biến công nghiệp.
3. Ít vận động, stress, béo phì. Việc ăn uống đầy đủ nhưng lười vận động sẽ làm năng lượng trong cơ thể dư thừa, chuyển hóa cơ thể sẽ bị rối loạn dễ sinh bệnh.
4. Tỉ lệ người mắc bệnh thận, bệnh gan ngày càng trẻ hóa và tăng cao góp phần làm gia tăng bệnh gout. Ngược lại, bệnh gout cũng gây ra suy gan, suy thận mãn tính. Như vậy những bệnh này tương tác qua lại với nhau, còn gọi là vòng xoắn bệnh lý.
Người bị gout nên:
1. Giảm những thực phẩm giàu chất đạm (thịt có màu đỏ, hải sản không tươi sống…).
2. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước nhằm tăng lượng nước tiểu để đào thải chất độc ra ngoài.
3. Có chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý, phù hợp với thể trạng dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Người bị gout không nên:
1. Tập thể dục thể thao quá mức, điều này làm các khớp thêm đau, yếu, thậm chí vỡ khớp xương vì do axit “ăn mòn” trước đó. Đặc biệt lưu ý tránh những chấn thương trong tập luyện vì có thể làm cơn đau gout cấp tính “trỗi dậy”.
2. Không được tự ý mua thuốc trị bệnh gout theo kinh nghiệm, theo truyền miệng hoặc theo toa thuốc của người cũng mắc bệnh gout trước đó.
3. Việc dùng các thực phẩm chức năng vì chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ, điều hòa axit uric trong máu, giúp người bệnh dễ dàng sống chung với gout. Vì thế người bệnh không nên đặt quá nhiều kỳ vọng và lạm dụng như quảng cáo.