Ở Việt Nam nói riêng cũng như nhiều nước trên thế giới nói chung, bệnh u gan ở trẻ em tương đối ít gặp. Tỷ lệ gặp ở bé trai nhiều hơn các trẻ em gái. Các khối u gan có thể là lành tính hoặc ác tính.
U ác tính hay ung thư gan có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Những ung thư gan nguyên phát có nguồn gốc từ tế bào gan và những ung thư gan thứ phát là loại ung thư khi các tế bào ung thư xuất phát từ những phần khác của cơ thể xâm nhập vào gan.
Ung thư gan nguyên phát ở trẻ em có hai loại chính:
U ác tính hay ung thư gan có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Những ung thư gan nguyên phát có nguồn gốc từ tế bào gan và những ung thư gan thứ phát là loại ung thư khi các tế bào ung thư xuất phát từ những phần khác của cơ thể xâm nhập vào gan.
Ung thư gan nguyên phát ở trẻ em có hai loại chính:
- Ung thư nguyên bào gan thường xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi.
- Ung thư biểu mô tế bào gan. Loại này hiếm gặp và thường xuất hiện ở trẻ em lớn.
Việc chẩn đoán sớm u gan còn gặp nhiều khó khăn do nhiều lý do khác nhau. Trước hết là chúng ta thường chỉ phát hiện gan lớn trên lâm sàng khi khối u đã phát triển đến một kích thước khá lớn. Ngoài ra khả năng bù trừ rất mạnh của tế bào gan làm cho các triệu chứng suy chức năng gan chỉ rõ ràng khi khối u đã chiếm một phần rất lớn thể tích của gan.
Biến chứng thường gặp nhất trên lâm sàng của u gan là vỡ khối u. Khối u có thể vỡ một cách tự phát vào khoang phúc mạc, một số trường hợp cá biệt có thể vỡ khối u sau một chấn thương hoặc va chạm nhẹ.
CASE LÂM SÀNG.
Bệnh nhân TRỊNH QUANG Đ… 4 tuổi, 13kg, 103cm.
Địa chỉ: Xã Ea Toh – Huyện Krong Năng-Tỉnh Đăklăk
Ngày nhập viện: 29/01/2018
Ngày xuất viện : 06/02/2018
Cháu nhập viện vì bị bạn đánh vào bụng lúc 10h sáng cùng ngày, sau đó đau bụng dữ dội, liên tục, vã mồ hôi, ôm bụng, quấy khóc nhiều.
Khám thấy:
Biến chứng thường gặp nhất trên lâm sàng của u gan là vỡ khối u. Khối u có thể vỡ một cách tự phát vào khoang phúc mạc, một số trường hợp cá biệt có thể vỡ khối u sau một chấn thương hoặc va chạm nhẹ.
CASE LÂM SÀNG.
Bệnh nhân TRỊNH QUANG Đ… 4 tuổi, 13kg, 103cm.
Địa chỉ: Xã Ea Toh – Huyện Krong Năng-Tỉnh Đăklăk
Ngày nhập viện: 29/01/2018
Ngày xuất viện : 06/02/2018
Cháu nhập viện vì bị bạn đánh vào bụng lúc 10h sáng cùng ngày, sau đó đau bụng dữ dội, liên tục, vã mồ hôi, ôm bụng, quấy khóc nhiều.
Khám thấy:
- Cháu tỉnh, tiếp xúc khó, vẻ mặt hốt hoảng, da xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, môi khô, lưỡi dơ.
- Sinh hiệu: M 140 lần/ phút, nhiệt độ 38,5oC, nhịp thở 37 lần/ phút
- Bụng chướng nhẹ, kém di động theo nhịp thở, ấn đau dữ dội ¼ bụng trên phải, ấn kẽ sưởn (+), gõ bụng không được do bệnh nhân đau.
Tiền căn: Mổ thông liên thất cách 1,5 năm
Siêu âm: Tổn thương khu trú gan phải, nghĩ nhiều K gan, dịch ổ bụng lượng vừa, dịch có hồi âm, dịch dạng máu.
Bệnh nhân nhanh chóng được hồi sức chống choáng, chuẩn bị 3 đơn vị máu cùng nhóm, chuyển mổ cấp cứu
Chẩn đoán sơ bộ: Choáng mất máu nghi do u gan vỡ/ thông liên thất đã phẫu thuật.
Tường trình phẫu thuật.
Bệnh nhân nằm ngửa, mê NKQ. Rạch da đường trắng giữa trên dưới rốn dài 12cm, vào bụng có nhiều máu cục lẫn máu không đông, hút ra 800ml. Kiểm tra phân thùy VI, VII có khối u gan lớn kích thước khoảng 10x10cm vỡ mủn nát đang chảy máu. Lấy mô u làm giải phẫu bệnh. Khâu cầm máu diện vỡ. Kiểm tra các tạng khác không tổn thương. Lau sạch bụng, đặt dẫn lưu gầm gan. Đóng bụng 2 lớp.
Sau khi khống chế được nguyên nhân gây choáng mất máu, truyền 2 đơn vị máu cùng nhóm trong mổ và một đơn vị sau mổ, dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân dần ổn định. Bệnh nhân hồi phục nhanh chóng.
III.BÀN LUẬN.
Trên đây là một trong những trường hợp đặc biệt, cháu có tiền sử mổ thông liên thất cách 1,5 năm, ốm yếu, nhẹ cân. Ưu tiên hàng đầu là cầm máu, hồi sức cho bệnh nhân, không thể cắt trọn khối u vì khối u lớn sẻ kéo dài thời gian gây mê và phẫu thuật không an toàn cho bênh nhân. Sau mổ cháu được chuyển phòng hồi sức. Kết quả giải phẫu bệnh trả lời mô u lành tính. Cháu hồi phục tốt, ăn uống bình thường sau ngày thứ 3, xuất viện ngày thứ 7 và được hẹn tái khám kiểm tra định kì, theo dõi.
Siêu âm: Tổn thương khu trú gan phải, nghĩ nhiều K gan, dịch ổ bụng lượng vừa, dịch có hồi âm, dịch dạng máu.
Bệnh nhân nhanh chóng được hồi sức chống choáng, chuẩn bị 3 đơn vị máu cùng nhóm, chuyển mổ cấp cứu
Chẩn đoán sơ bộ: Choáng mất máu nghi do u gan vỡ/ thông liên thất đã phẫu thuật.
Tường trình phẫu thuật.
Bệnh nhân nằm ngửa, mê NKQ. Rạch da đường trắng giữa trên dưới rốn dài 12cm, vào bụng có nhiều máu cục lẫn máu không đông, hút ra 800ml. Kiểm tra phân thùy VI, VII có khối u gan lớn kích thước khoảng 10x10cm vỡ mủn nát đang chảy máu. Lấy mô u làm giải phẫu bệnh. Khâu cầm máu diện vỡ. Kiểm tra các tạng khác không tổn thương. Lau sạch bụng, đặt dẫn lưu gầm gan. Đóng bụng 2 lớp.
Sau khi khống chế được nguyên nhân gây choáng mất máu, truyền 2 đơn vị máu cùng nhóm trong mổ và một đơn vị sau mổ, dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân dần ổn định. Bệnh nhân hồi phục nhanh chóng.
III.BÀN LUẬN.
Trên đây là một trong những trường hợp đặc biệt, cháu có tiền sử mổ thông liên thất cách 1,5 năm, ốm yếu, nhẹ cân. Ưu tiên hàng đầu là cầm máu, hồi sức cho bệnh nhân, không thể cắt trọn khối u vì khối u lớn sẻ kéo dài thời gian gây mê và phẫu thuật không an toàn cho bênh nhân. Sau mổ cháu được chuyển phòng hồi sức. Kết quả giải phẫu bệnh trả lời mô u lành tính. Cháu hồi phục tốt, ăn uống bình thường sau ngày thứ 3, xuất viện ngày thứ 7 và được hẹn tái khám kiểm tra định kì, theo dõi.